Khái quát về vị trí địa lý và KT-XH thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1- Khái quát về vị trí địa lý và KT-XH thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nƣớc, có vị trí địa lý- chính trị quan trọng, có ƣu thế đặc biệt hơn các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.“Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”(Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000).

a) Vị trí địa lý, diện tích, dân số

Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh : phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc ; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hoà Bình.

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô nâng diện tích Hà Nội lên thành 3348,5 km2; dân số 6.450 nghìn ngƣời. Tính đến 01/4/2014, thành phố Hà Nội có 30 quận/huyện/thị xã. Trong đó nội thành gồm 12 quận, ngoại thành gồm Thị xã Sơn Tây và 17 huyện với 584 đơn vị hành chính cấp xã/phƣờng/thị trấn, bao gồm: 177 phƣờng, 386 xã và 21 thị trấn, dân số bình quân năm 2013 của Hà Nội là 6.937 nghìn ngƣời, mật độ dân số 2.087 ngƣời/km2.

b) Giao thông

Hà Nội nằm ở vị trí có đƣờng giao thông thuận tiện. Từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố của miền Bắc cũng nhƣ của cả nƣớc dễ dàng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không. Hà Nội còn có vị trí quan trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

c) Kinh tế - xã hội

Hà Nội cũng tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm Viện nghiên cứu và nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng.

Sau 5 năm thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, trên từng lĩnh vực, Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm giai đoạn 2009-2013 đạt 9,4%/năm; tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng của các năm không đồng đều. Năm 2009 và 2013, tốc độ tăng trƣởng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng bình quân của cả thời kỳ, chỉ đạt dƣới 9%. Đây là hai năm kinh tế Hà Nội nói riêng, kinh tế cả nƣớc nói chung bị ảnh hƣởng nặng nề của của suy thoái kinh tế. (Hai năm 2009 và 2013, lần lƣợt tốc độ tăng trƣởng là 7,5% và 8,5%).

Năm 2014, nển kinh tế trong nƣớc nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù đã có những dấu hiệu khởi sắc nhƣng mức độ phục hồi vẫn còn chậm. Sức tiêu thụ của thị trƣờng còn hạn chế, lƣợng tồn kho sản phẩm vẫn duy trì ở mức cao. Một số chỉ tiêu kinh tế của Thành phố trong 6 tháng đầu năm 2014, tuy đạt thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng vẫn bằng hoặc cao hơn mức tăng cả nƣớc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP ) tăng 7,4% so với năm trƣớc, (trong đó: ngành công nghiệp và xây dựng tăng 6,9%; ngành dịch vụ tăng 8,2%; ngành nông lâm thuỷ sản tăng 2,5%); vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng 10,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 11,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4%.

Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt đƣợc nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội và con ngƣời. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con ngƣời đạt đƣợc nhiều thành tựu. An ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô dần đƣợc cải thiện. Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới

của Hà Nội khá thuận lợi, cũng nhƣ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)