Dự báo lao động việc làm tại Hà Nội giai đoạn 2020-2030

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.3- Dự báo lao động việc làm tại Hà Nội giai đoạn 2020-2030

Đối với Thủ đô Hà Nội, dự báo trong giai đoạn tới, sẽ có những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Kế thừa phát huy những thành tựu, kinh nghiệm 30 năm thực hiện đổi mới và thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố; vị thế, tiềm lực kinh tế - xã hội và uy tín Thủ đô ngày càng đƣợc nâng cao. Hà Nội tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Trung ƣơng, sự hợp tác chặt chẽ của các bộ, ban, ngành và địa phƣơng trong cả nƣớc; đặc biệt là sự nỗ lực, ý chí quyết tâm cao và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: năng lực nội sinh còn hạn chế, nhất là về năng lực cạnh tranh, chất lƣợng tăng trƣởng. Nhu cầu cho đầu tƣ phát triển trên nhiều lĩnh vực chủ yếu ngày càng lớn, nhƣng nguồn lực còn hạn hẹp. Cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; dân số cơ học, mật độ dân cƣ ngày càng tăng, dẫn đến quá tải về điều kiện hạ tầng, gây bức xúc xã hội. Tình trạng suy thoái, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời.

Bối cảnh trên sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của Hà Nội trong những năm tới, đòi hỏi Đảng bộ phải có quyết tâm cao, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, vƣợt qua khó khăn, thách thức để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Do vậy, dự báo trong giai đoạn tới, đồng thời cũng là mục tiêu trọng tâm, kinh tế Thủ đô đƣợc đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng kết hợp hiệu quả giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh kinh tế của Thủ đô. Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển đồng bộ, vững chắc các loại thị trƣờng.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế ngành, kinh tế vùng và các thành phần kinh tế. Phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lƣợng cao. Cơ cấu lại đầu tƣ, trọng tâm là đầu tƣ công; cơ cấu lại thị trƣờng tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thƣơng mại; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các công ty và doanh nghiệp lớn; cơ cấu lại nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển các vùng chuyên canh và xây dựng nông thôn mới.

Theo báo cáo, nhiều ngành hiện có tỷ lệ việc làm rất cao nhƣng lại có xu hƣớng giảm vào năm 2015 gồm: khai khoáng, công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí đốt, cung cấp nƣớc, xây dựng, vận tải và kho bãi, khách sạn, nhà hàng, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật và vui chơi giải trí.

Ngành có tỷ lệ giảm cao nhất là khai khoáng từ 10,6% năm 2011 xuống còn 9,6% năm 2015. Cùng đó, ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, với gần 23 triệu lao động trong năm 2008. Tuy nhiên, việc làm trong các ngành này có chiều hƣớng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm 2020.

Trong số 9 ngành nghề tăng nhu cầu việc làm thì ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ... Tuy nhiên, những ngành này lại giảm mạnh, khoảng 50% việc làm, vào năm 2020. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng gấp đôi số việc làm từ 1,2% lên 2,3%.

Còn theo công bố của Bộ GD - ĐT, quy mô đào tạo bậc ĐH, CĐ và TCCN trên cả nƣớc đang nghiêng về nhóm ngành kỹ thuật công nghệ với tỷ lệ 32,78% trên tổng số 8 nhóm ngành của bậc học này. Nhóm ngành kinh tế hiện tại có hơn 140.000 sinh viên theo học, chiếm tỷ lệ 27,72%. Tiếp theo sau 2 nhóm ngành này là sƣ phạm với hơn 90.000 sinh viên, chiếm tỷ lệ 17,68%. Nông - lâm - ngƣ đang đào tạo 44.500 sinh viên, chiếm tỷ lệ 8,67%. Nhóm ngành xã hội nhân văn chiếm 7,15% với gần 36.700 sinh viên. Nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 2,72% với gần 14.000 sinh viên. Thấp hơn, nhóm ngành y chỉ chiếm 2,02% với hơn 10.000 sinh viên và cuối cùng là nhóm nghệ thuật, thể dục thể thao chiếm 1,26% với hơn 6.000 sinh viên.

Trƣớc những thời cơ và thách thức đó, việc phát huy tối đa nguồn lực để xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu hàng đầu của cả nƣớc về giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lƣợc: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng, phát triển nhân tài; tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Do vậy, vấn đề đặt ra trƣớc mắt đối với sinh viên vừa là thời cơ, vừa là nhiệm vụ: họ là nguồn lực về con ngƣời trí thức nên bên cạnh thị trƣờng việc làm sẽ có cơ hội đƣợc mở rộng, thì họ cũng phải tự nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng với những công việc ngày càng đòi hỏi kỹ năng sâu, rộng, có thể theo kịp sự tăng trƣởng của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)