Giải pháp về chính sách việc làm đối với sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 77 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2- Giải pháp về chính sách việc làm đối với sinh viên

4.2.2.1- Thành phố có chính sách để thu hút đầu tư đối với các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn

Với vị trí là Thủ đô, Hà Nội là Trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nƣớc, có tiềm năng và lợi thế to lớn về vốn, đất đai, sức lao động, trí tuệ của đội ngũ tri thức. Phƣơng hƣớng phát triển thu đô giai đoạn 2011-2015, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV xác định: “Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lƣợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế tăng trƣởng

nhanh và bền vững, hài hòa với phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân, làm động lực phát triển Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nƣớc”. Về cơ cấu kinh tế, Thành phố xác định: - Dịch vụ 54 - 55%; Công nghiệp - xây dựng 41-42%; Nông nghiệp 3,0 - 4,0 %.

Để hiện thức hóa chủ trƣơng và các chỉ tiêu do Đại hội đề ra, Thành phố đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Thời gian tới, một mặt vẫn tiếp tục phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động để tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động nói chung, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nói riêng. Mặt khác, cần tập trung thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu khoa học và công nghệ đầu tƣ, nghiên cứu và đƣa vào sản xuất kinh doanh những ngành nghề có giá trị gia tăng cao mà Hà Nội có thế mạnh nhƣ công nghiệp văn hóa, du lịch, khám chƣa bệnh chất lƣợng cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học,v.v…

Đặc biệt, cần chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế của thành phố từ tham gia chuỗi giá trị, sang mô hình “tích hợp giá trị sáng tạo”. Nghĩa là, một mặt, kế thừa những công nghệ tiên tiến nhất của các nƣớc, mặt khác tập trung nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới và tích hợp phần kế thừa với phần sáng tạo để tạo ra sự khác biệt của hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao. Việc chuyển đổi mô hình này sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm mới, việc làm đầy đủ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.

4.2.2.2- Phát triển hệ thống Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trung tâm dịch vụ việc làm

Một trong các thất bại của thị trƣờng nói chung và thị trƣờng việc làm nói riêng là thông tin không cân xứng. Để ngƣời sử dụng lao động và sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học dễ dàng tiếp cận với nhau trong tuyển dụng và tìm kiếm việc làm phù hợp, Thành phố cần hƣớng dẫn các trƣờng đại học thành lập các Trung tâm hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trung tâm hỗ trợ việc làm sinh viên tại các trƣờng đại học phải thƣờng xuyên cập nhật nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và công khai thông tin để sinh viên tiếp cận. Quan trọng hơn, Trung

tâm hỗ trợ sinh viên phải thực sự là cầu nối giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp, giúp nhà trƣờng dự báo sát đúng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp và tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn.

Nhanh chóng tổ chức thực hiện Luật Việc làm và các văn bản hƣớng dẫn một cách hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt phát huy và quản lý tốt các Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm để sinh viên dễ dàng tìm việc làm phù hợp với nhu cầu.

4.2.2.3- Xây dựng “quỹ khởi tạo doanh nghiệp” để hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường tự tạo việc làm bằng cách lập doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh

Nhiều sinh viên trong quá trình học đại học đã bộc lộ khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh và khát khao làm giàu bằng tri thức đã tiếp nhận, họ muốn trở thành doanh nhân thành đạt. Nhƣng tiềm năng và khát khao trở thành doanh nhân của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chỉ có thể trở thành hiện thực nếu họ đƣợc hỗ trợ vốn và tƣ vấn để thành lập “doanh nghiệp khởi nghiệp”.

Vì vậy, Thành phố cần nghiên cứu xem xét thành lập “quỹ khởi tạo doanh nghiệp” để hỗ trợ sinh viên thành lập và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi sinh viên tự lập nghiệp bằng doanh nghiệp khởi nghiệp, một mặt, họ tự giải quyết việc làm cho chính mình; mặt khác, họ sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho bạn bè và những ngƣời khác. Điều quan trọng nhất là các ý tƣởng sản xuất, kinh doanh trên phƣơng diện lý thuyết, với khát khao của ngƣời trẻ, họ sẽ đƣa nhanh tri thức vào cuộc sống. Đây cũng chính là một trong các động lực làm nên các bứt phá mạnh mẽ cho sự phát triển của thành phố

“Quỹ khởi tạo doanh nghiệp” có thể gồm 3 nguồn lực chủ yếu: (1) Nguồn vốn tài chính; (2) Nguồn đất đai, văn phòng; (3) Nguồn vốn con ngƣời (các luật sƣ, giám đốc điều hành, các chuyên gia kinh tế). Nguồn vốn tài chính dùng để hỗ trợ những sinh viên thiếu vốn; đất đai, văn phòng hỗ trợ cho sinh viên thiếu mặt bằng, trụ sở làm việc; quan trọng hơn là vốn nhân lực, những luật sƣ, giám đốc điều hành, các chuyên gia kinh tế sẽ hỗ trợ, tƣ vấn cho sinh viên khởi nghiệp là yếu tố có tính quyết định sự thành bại của quá trình khởi nghiệp của sinh viên.

Nguồn vốn tài chính của “quỹ khởi tạo doanh nghiệp” có thể đƣợc huy động từ nhiều nguồn, bao gồm một phần từ Quỹ quốc gia vè việc làm, huy dộng từ doanh nghiệp, tổ chức, viện trợ nƣớc ngoài và đóng góp của gia đình và cá nhân. Cơ chế hỗ trợ nên áp dụng dƣới hình thức cho vay có hoàn trả với lãi suất ƣu đãi.

Về quỹ đất cho doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thành phố dành một phần trong quỹ đất tại các khu công nghiệp, làng nghề,v.v…Giá cho thuê đất cũng đƣợc tính toán ở mức ƣu đãi nhƣ đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài.

Về nguồn vốn nhân lực, cần huy động các luật sƣ, giám đốc điều hành, các chuyên gia kinh tế dƣới dạng nhƣ lao động công ích và có hình thức tôn vinh xứng đáng. Để bù đắp giá trị lao động của nguồn vốn con ngƣời, có thể lấy từ lợi nhuận, từ phần thuế mà doanh nghiệp khởi nghiệp đƣợc miễn giảm để chi trả.

Doanh nghiệp khởi tạo hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014 với các ƣu đãi cao nhất, nhằm hỗ trợ sinh viên lập nghiệp.

KẾT LUẬN

Vấn đề tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên hiện nay là vấn đề xã hội bức xúc, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của toàn xã hội và của chính các sinh viên. Tạo việc làm cho sinh viên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tƣ tƣởng và sự quan tâm ñặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc ta ñối với thế hệ trẻ.

Nhận rõ đƣợc tầm quan trọng trên, Thành phố Hà Nội trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho sinh viên khi ra trƣờng. Các ngành sản xuất kinh doanh, các đoàn thể, huyện, thành phố đã có những hoạt động thiết thực cho công tác giải quyết việc làm.: phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tìm thị trƣờng mới, tăng khả năng cạnh tranh… Hoạt động của các loại hình kinh tế phát triển nhanh, rất cơ động, đạt hiệu quả kinh tế cao đã thu hút và tạo nhiều việc làm cho sinh viên sau khi ra trƣờng.

Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho sinh viên là nội dung khá phức tạp, có liên quan đến nhiều chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội nên luận văn mới đƣa ra những giải pháp cơ bản. Thời gian tới, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng và chính quyền, sự phối hợp tốt giữa các cấp chính quyền với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, giữa các ngành ở cấp thành phố đến cấp quận, huyện, xã, phƣờng, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc làm, tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế -chính trị - xã hội để sinh viên sau khi ra trƣờng năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình, không ỷ lại vào Nhà nƣớc. Song nếu những giải pháp này đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề tạo việc làm có hiệu quả cho sinh viên thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020.

Để nghiên cứu và hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động nói chung và cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội nói riêng đòi hỏi phải có quá trình và

sự am hiểu sâu rộng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn mới cho kết quả có giá trị ứng dụng. Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành luận văn này, nhƣng luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Cầu, 2008. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Ngân hàng Thế giới, 2014. Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam.

3. NXB Chính trị quốc gia, 1993. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

4. Quốc hội, 2012. Bộ Luật Lao động năm 2012. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 5. Quốc hội, 2012. Luật giáo dục đại học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 6. Quốc hội, 2013. Luật việc làm. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

7. Quốc hội, 2015. Luật doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 8. Viện Khoa học pháp lý, 2006. Từ điển Luật học. Hà Nội: NXB Tƣ pháp.

9. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa, 1998. Đại từ điển kinh tế thị trường. Hà Nội: NXB Từ điển bách khoa.

10. Trung tâm từ điển Vietlex, (2007).

11. Tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội qua 60 năm xây dựng và phát triển.

12. Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Đỗ Thanh Hải (2008), “Chuỗi giá trị toàn cầu”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 75.

14. Lê Duy Hồng (2001), “Lao động việc làm thời kỳ 1991 – 2000 và phƣơng hƣớng giai đoạn 2001-2010”, Tạp chí Lao động và xã hội, (III), tr.3-7.

15 Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội (1999), Sổ tay thống kê thông tin thị trƣờng lao động ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính quốc gia, Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Mai Lam (2002), Thất nghiệp ở nƣớc ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Viện Chến lƣợc phát triển, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020.

19. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2004), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc trên địa bàn Hà Nội)

Để có đầy đủ thông tin nhằm đánh giá đúng thực trạng và làm cơ sở góp phần giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trẻ trong xây dựng và phát triển đất nƣớc. Xin Anh/Chị vui lòng cung cấp những thông tin liên quan một cách chính xác nhất, bằng cách trả lời câu hỏi hoặc ghi ý kiến vào các dòng để trống trong bảng hỏi sau đây. (Lưu ý: Các thông tin thu được qua phiếu hỏi

này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào các mục đích khác).

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Anh/Chị ghi dấu √ vào 1 ô phù hợp)

1. Giới tính: Nam:  Nữ: 

2. Tuổi: Dƣới 25 tuổi:  Từ 25 đến 30 tuổi: 

3. Dân tộc: Kinh:  Dân tộc khác: 

4. Trình độ đào tạo: Tiến sỹ:  Thạc sỹ:  Đại học:  Cao đẳng:  khác: 

5. Ngành học:...Khóa học:... 6. Năm tốt nghiệp:...Xếp loại tốt nghiệp:... 7. Thâm niên làm việc: ………năm...tháng.

8. Nơi cư trú trước khi vào đại học: Huyện(Thị xã):...Tỉnh(Thành phố)...

B. CÂU HỎI KHẢO SÁT

I. Thông tin về quá trình đào tạo

1. Những lý do nào, Anh/Chị thi và học chƣơng trình đào tạo ở trƣờng đại học/cao đẳng (Anh/Chị có thể ghi dấu √ vào nhiều ô)

1.1. Đƣợc hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT 1.2. Biết chỉ tiêu, nhu cầu của ngành học sau khi tốt nghiệp

1.3. Định hƣớng nghề nghiệp của bản thân

1.4. Ngành/nghề có thu nhập cao 1.5. Ngành nghề có vị thế xã hội tốt

1.6. Khả năng tri trả của gia đình 1.7. Lý do khác (xin ghi cụ thể)...

2. Chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng có cung cấp đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc mà Anh/Chị đang đảm nhận?

Đầy đủ Tƣơng đối đủ Ít

3. Anh/Chị đánh giá khách quan về mức độ phù hợp của chƣơng trình đào tạo tại trƣờng nơi anh chị đã học (Anh/Chị ghi dấu √ vào ô mức độ tương ứng trong đó mức 5 là mức độ hoàn toàn phù hợp; mức 1 là mức không phù hợp)

TT Chương trình đào tạo 1 2 3 4 5

1. Ngành học có mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu xã hội

2. Nội dung chƣơng trình đƣợc cập nhật, đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội

3. Chƣơng trình có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành

4. Các môn học trong chƣơng trình đƣợc tổ chức một cách có hệ thống

5. Chƣơng trình học có sự kết hợp tốt giữa kiến thức cơ bản, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

4. Anh/ Chị cho biết ý kiến mức độ đáp ứng của giảng viên tại trƣờng nơi anh chị đã học (Anh/Chị ghi dấu √ vào ô mức độ tương ứng trong đó mức 5 là mức độ đáp ứng tốt; mức 1 là mức không đáp ứng)

TT Đội ngũ giảng viên 1 2 3 4 5

1. Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, cập nhật thông tin kịp thời

2. Giảng viên có phƣơng pháp sự phạm tốt và kết quả giảng dạy đạt hiệu quả cao

3. Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 4. Giảng viên nhiệt tình, có trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ

sinh viên

5. Anh/ Chị cho biết ý kiến đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ Quản lý và phục vụ đào tạo tại trƣờng nơi anh chị đã học (Anh/Chị ghi dấu √ vào ô mức độ tương ứng)

TT Quản lý và phục vụ sinh hoạt và đời sống cho sinh viên

Kém Yếu TB Khá Tốt

1. Công tác tổ chức đào tạo của Nhà trƣờng tạo thuận lợi cho SV

2. Thái độ phục vụ SV của cán bộ, nhân viên văn phòng

3. Tƣ liệu tham khảo cho các môn học trong thƣ viện

4. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập 5. Các hoạt động Đoàn và Hội có tác dụng, thiết

thực với sinh viên

6. Đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ của sinh viên

7. Đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 77 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)