CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3- Đánh giá về quá trình đào tạo của sinh viên
3.2.3.1- Môi trường sống và học tập của sinh viên - Về chương trình đào tạo
Kết quả khảo sát cho thấy có 52% sinh viên cho rằng chƣơng trình không phù hợp, chƣa thiết kế theo yêu cầu đầu ra. Cụ thể:
+ Chƣơng trình đào tạo có quá nhiều môn học; mất cân đối giữa giờ dạy lý thuyết và thực hành (đặc biệt ở khối các trƣờng kỹ thuật); thiếu hụt dạy các kỹ năng nghề nghiệp thông thƣờng (làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, quản lý dự án...);
+ Nhiều chƣơng trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến phƣơng pháp giảng dậy. Nhiều nội dung xa rời cuộc sống, cách thức giảng dạy chậm đổi mới, không hƣớng ngƣời học đến chủ động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề lý luận về thực tiễn.
- Về giảng viên
Khảo sát sự đánh giá của sinh viên đối với giảng viên ở 5 cấp độ từ 1 đến 5; trong đó mức độ 1 là không đáp ứng, mức độ 5 là đáp ứng tốt với 5 tiêu chí. Khi tổng hợp, phân thành 2 nhóm là nhóm làm việc đúng chuyên ngành đào tạo và không đúng chuyên ngành đào tạo. Kết quả nhƣ sau:
(1)- Giảng viên có kiến thức sâu rộng khoản 54 % ;
(2)- Giảng viên có phƣơng pháp giảng dạy tốt, hiệu quả cao là 9%; (3)- Giảng viên có kế hoạch giảng dạy và đảm bảo giờ lên lớp là 50%; (4)- Giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ sinh viên là 54%;
(5)- Giảng viên công bằng trong đánh giá kết quả học tập là 11%.
(6)- Các ý kiến khác khi phỏng vấn nhiều ý kiến cho rằng còn có nhiều giảng viên chƣa cập nhật tốt kiến thức chuyên ngành, mức lƣơng thấp mà công việc nhiều dẫn đến thiếu thời gian cần thiết để nghiên cứu, chuẩn bị giáo án và tiếp xúc với sinh viên.
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng của giảng viên
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 9% sinh viên cho rằng nội dung, phƣơng pháp giảng dạy ở các trƣờng đại học là tốt và có hiệu quả; có 89% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng giảng viên không công bằng trong đánh giá kết quả học tập.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ học tập
Kết quả khảo sát cho thấy, có 50% sinh viên đánh giá cao mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ đào tạo của chƣơng trình đã học với tỉ lệ trên 50% của tất cả các khía cạnh, trong đó công tác tổ chức của nhà trƣờng có tỉ lệ cao nhất là 60%. Trong đó, số sinh viên ra trƣờng làm việc không đúng chuyên ngành đánh giá mức độ đáp ứng của đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ tại các cơ sở đào tạo cao hơn sinh viên ra trƣờng làm việc đứng chuyên ngành đào tạo.
Bên cạnh những ngƣời phục vụ tận tâm, cởi mở và có trách nhiệm thì cũng còn nhiều ngƣời phục vụ có thái độ chƣa đƣợc vui vẻ, còn hay cáu gắt, một số bảo vệ có những hành vi không phù hợp trong nhà trƣờng.
- Về mức độ đáp ứng từ khóa học
Biểu đồ 3.7: Mức độ đáp ứng từ khóa học (1: hoàn toàn không đáp ứng; 5: hoàn toàn đáp ứng)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp ) - Về môi trường sống
trƣờng cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập. Đây là đánh giá về môi trƣờng sống chung, đi sâu vào chi tiết từng phần trong vấn đề này thì việc đáp ứng của các trƣờng và các vùng miền khác nhau cũng còn bất cập cần tiếp tục có những nghiên cứu.
Biểu đồ 3.8: Mức độ hài lòng của sinh viên về môi trường sống và học tập tại trường
(Nguồn: Tác giả tổng hợp ) - Đánh giá về kỹ năng sau khóa học
(1)Kỹ năng nhận thức
Về tự đánh giá mức độ nhận thức, sinh viên tốt nghiệp đều có ý kiến đánh giá cao mức độ nhận thức của bản thân đối với các kỹ năng sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo ngay cả đối với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Ngoài ra, mức độ tin cậy của kỹ năng làm việc nhóm, tƣ duy phản biện, sử dụng công nghệ thông tin và kỹ năng sáng tạo của sinh viên làm việc không đúng chuyên ngành thấp hơn so với các kỹ năng tƣơng ứng của sinh viên làm đúng chuyên ngành.
Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến tự đánh giá kỹ năng nhận thức của sinh viên
( với 1 là hoàn toàn không đáp ứng; 5 là hoàn toàn đáp ứng)
Nội dung SV làm không đúng chuyên ngành SV làm đúng chuyên ngành TB TB
1. Kỹ năng nói hiệu quả 3.65 3.40
2. Kỹ năng trình bày 3.69 3.58
3. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ 4.00 3.68
4. Kỹ năng quản lý 3.78 3.56
5. Kỹ năng làm việc nhóm 3.63 3.28
6. Kỹ năng tƣ duy phản biện 3.82 3.57
7. Kỹ năng sử dụng CNTT 3.97 3.46
8. Kỹ năng viết rõ ràng 3.82 3.28
9. Kỹ năng nhận thức đa chiều 3.92 3.50
10. Kỹ năng lập kế hoạch 3.74 3.39
11. Kỹ năng tƣ duy hệ thống 3.94 3.54
12. Kỹ năng sáng tạo 3.91 3.41
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
So sánh với việc sinh viên tự đánh giá thì cho thấy các kỹ năng cơ quan đơn vị yêu cầu cao thì sinh viên lại đáp ứng chƣa đƣợc nhiều khi đƣợc hỏi khía cạnh kỹ
năng nào ảnh hƣởng đến quyết định tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của cơ quan,
đơn vị thì đối với chùm kỹ năng nhận thức có hai kỹ năng đƣợc các doanh nghiệp đánh giá cao hơn là kỹ năng nói hiệu quả và kỹ năng trình bày (mức quan trọng),
những kỹ năng khác chỉ ở mức chủ yếu là quan trọng.
Nhƣ vậy so sánh với việc sinh viên tự đánh giá thì cho thấy các kỹ năng cơ quan đơn vị yêu cầu cao thì sinh viên lại đáp ứng chƣa đƣợc nhiều, chƣa kể đến yếu tố tâm lý chung có thể việc đánh giá các tiêu chí về kỹ năng nhận thức của bản thân còn có khi cao hơn thực tế các kỹ năng đang có của mỗi ngƣời.
(2) Kỹ năng xã hội và hành vi
Nhìn tổng thể, nhóm sinh viên làm không đúng chuyên ngành đánh giá mức độ kỹ năng xã hội và hành vi sau khi học ở trƣờng cao hơn so với sinh viên làm việc đúng chuyên ngành, trong đó có đến 10 kỹ năng từ mức 4 tới 4,34 gồm: Tận tâm, Hòa đồng, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thích ứng, Kỹ năng tự tin, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng ứng xử, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng xác định các yếu tố. Trong khi đó, sinh viên làm việc đúng chuyên ngành chỉ có hai kỹ năng hơn 4, đó là Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thích ứng.
Qua đó có thể nhận thấy khi làm việc không đúng chuyên ngành thì buộc sinh viên sẽ phải tự trau dồi nhiều kỹ năng hơn và phải cố gắng hơn rất nhiều trong công việc so với việc đƣợc làm đúng chuyên ngành đào tạo.
Biểu đồ 3.9: Sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng xã hội và hành vi
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Đối với ngƣời sử dụng lao động cho rằng phần lớn các ứng viên tham gia tuyển dụng còn thiếu hụt kỹ năng. Tùy theo từng công việc cụ thể của từng ngành
nghề khác nhau mà yêu cầu về các kỹ năng nhận thức cũng nhƣ hành vi xã hội và chuyên môn kỹ thuật khác nhau. Ví dụ nhƣ tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp thì các kỹ năng nhƣ Tận tâm, Hòa đồng Kỹ năng thích ứng, Kỹ năng quản lý thời gian…đƣợc xem là những kỹ năng cần trƣớc hết; Đối với tuyển dụng chuyên viên/cán bộ quản lý thì những kỹ năng nhƣ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng hợp tác,Kỹ năng tư duy phản biện…lại là yếu tố đƣợc đề cao trƣớc.
Biểu đồ 3.10: Doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng xã hội và hành vi.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp ) (3) Kỹ năng kỹ thuật
Đối với mức độ kỹ năng kỹ thuật cũng đƣợc cả hai nhóm sinh viên đánh giá khá cao sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo ở nhà trƣờng. Có hai kỹ năng gần đáp ứng hoàn toàn theo ý kiến của sinh viên làm không đúng chuyên ngành là kỹ năng làm việc độc lập (4,12) và kỹ năng tương tác (4,22). Tuy nhiên, với tất cả các kỹ năng này thì sinh viên làm việc đúng chuyên ngành có mức độ đánh giá thấp hơn sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo.
Biểu đồ 3.11: Sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng kỹ thuật
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Theo ý kiến của nhiều ngƣời đang làm việc tại các đơn vị Nhà nƣớc, doanh nghiệp,…đều cho rằng kỹ năng kỹ thuật sẽ giúp ngƣời lao động có nền tảng tốt trong công việc hiện tại và có thể thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình một cách vững chắc nhất trong tƣơng lai gần.
Trong nhóm các kỹ năng kỹ thuật để làm việc của ngƣời lao động là sinh viên mới tốt nghiệp, các doanh nghiệp cho rằng Kỹ năng sử dụng kỹ thuật để ra quyết định có mức độ quan trọng nhất, tiếp đến là kỹ năng giám sát và kỹ năng tương tác. Các kỹ năng này đều thuộc các hoạt động cần tƣơng tác giữa các cá nhân trong công việc và thuộc kỹ năng mềm.
Biểu đồ 3.12: Doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng kỹ thuật
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Tuy nhiên các doanh nghiệp đều có ý kiến chung là thực tế hiện nay sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm; có thể nói 90% sinh viên khi ra trƣờng đều thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhƣng năng lực thật sự và kinh nghiệm của mỗi cá nhân mới là yếu tố quyết định.
Điều này đặt ra vấn đề phải phát triển tốt kỹ năng kỹ thuật cũng nhƣ kỹ năng mềm cho sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế giảng đƣờng của các nhà trƣờng để nâng cao khả năng tìm việc làm và sự phù hợp về kiến thức kỹ năng khi chọn nghề cho sinh viên khi tốt nghiệp.
Vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển được các kỹ năng cho học sinh, sinh viên, xây dựng hệ thống kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường và nhà tuyển dụng?
- Đánh giá về chất lượng đào tạo
Ý kiến của sinh viên thể hiện từ cả hai nhóm đối tƣợng với chất lƣợng đào tạo của khóa học tập trung vào hài lòng và tạm hài lòng với hơn 50% cho mỗi mức. Đáng chú ý là mức tạm hài lòng là tới 51% và chỉ có sinh viên làm đúng chuyên ngành không hài lòng với chất lƣợng của chƣơng trình. Một thực tế đang tồn tại
đƣợc phản ánh qua mức ý kiến tạm hài lòng là vẫn còn điều đáng bàn trong nhiều trƣờng đại học hiện nay nhƣ: Phƣơng pháp giảng dạy kém hiệu quả, còn ghi nhớ máy móc.
Biểu đồ 3.13: Đánh giá của sinh viên về chất lƣợng đào tạo của khóa học
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
- Để nâng cao chất lượng đào tạo
Sinh viên đã tốt nghiệp cho rằng để nâng cao chất lƣợng đào tạo thì tăng cƣờng và nâng cao thực hành nên đƣợc quan tâm (30%), tiếp đến là gắn đào tạo với yêu cầu thực tế và đào tạo chuyên sâu (tƣơng ứng 27% và 21%), ngoài ra cũng có ý kiến về sự gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, tăng cƣờng nghiên cứu khoa học cũng làm nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Với thực trạng chƣơng trình đào tạo hiện tại, các doanh nghiệp và cơ quan đơn vị đƣợc phỏng vấn cho rằng: Trong nhà trƣờng vẫn có những chƣơng trình đào tạo chƣa hợp lí, không theo sát với tình hình thực tế hiện nay. Nên có hƣớng học đi đôi với hành với cơ cấu 70/30; các chƣơng trình đào tạo chƣa có định hƣớng rõ ràng, tùy tiện theo khả năng của mỗi trƣờng; vì vậy theo các doanh nghiệp nhằm
từng ngành với nội dung sát thực đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động. Có những khóa học đa dạng để học sinh có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân. (2)Về chuyên ngành đào tạo không nên mở quá nhiều chuyên ngành đào tạo nhƣng không có sự khác biệt. Ví dụ nhƣ Kinh tế lao động và Quản trị nhân lực hay các ngành của Quản trị kinh doanh. (3)Hình thức đào tạotại chức, đào tạo từ xa,...; Nội dung đào tạo: Quá rƣờm rà, lý thuyết không cần thiết và không mang tính ứng dụng,không đào cho sinh viên kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng thành thạo tin học, văn phòng, ngoại ngữ. (4)Cần phối hợp chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam để có chƣơng trình giảng dạy cho sinh viên sát với thực tế và theo nhu cầu đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Kết hợp với doanh nghiệp đào tạo sinh viên, cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn.
3.2.3.2- Đào tạo, bồi dưỡng của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
Cả hai nhóm sinh viên đều có nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng sau khi tốt nghiệp với tỉ lệ gần tƣơng đƣơng nhau từ 32,2% của sinh viên không làm đúng chuyên nghành và 36,1% của sinh viên làm đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng có tới gần 32% không có nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng sau khi tốt nghiệp của cả hai nhóm sinh viên.
Căn cứ các mức xếp loại của sinh viên tốt nghiệp thì các nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng tập trung chủ yếu vào nhóm sinh viên tốt nghiệp loại khá (hơn 61%), tiếp đến là trung bình khá (20%) cao hơn 2% tổng nhu cầu của cả hai nhóm sinh viên xếp loại giỏi(13,3%) và loại trung bình (5%).
-Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Về hình thức đào tạo, bồi dƣỡng, các ý kiến tập trung vào đào tạo ngắn hạn và đào tạo chuyên sâu với hơn 95%, trong đó đào tạo chuyên sâu có tỉ lệ tới hơn 45% và đào tạo ngắn hạn hơn 50%. Nhu cầu của cả hai nhóm sinh viên có sự khác biệt không lớn, với tỉ lệ trong khoảng 43% tới 53%. Trong khi đó ý kiến tự học của cả hai nhóm sinh viên là hoàn toàn bằng nhau (2,08%).
Biểu đồ 3.15: Các hình thức sinh viên mong muốn đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng
- Cách thức doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động
Biểu đồ 3.16: Các cách thức doanh nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng sinh viên
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Nội dung các doanh nghiệp thƣờng tập trung đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của nhân viên.Ví dụ, chuyên ngành công nghệ thông tin: bồi dƣỡng chuyên môn và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tập thể; ngành kinh doanh: bồi dƣỡng kiến thức kinh doanh và phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp ứng xử.
Các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng chủ yếu là phối hợp với nhà trƣờng và đào tạo tại công ty chiếm tới hơn 90%, tiếp đến là viêt các tài liệu hƣớng dẫn về kỹ năng và kiến thức cụ thể theo công việc với 24%, và trợ giúp kỹ thuật và cung cấp chuyên gia hƣớng dẫn là gần 20%.
- Tham gia các khóa học sau khi tốt nghiệp
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp đã tham gia các khóa học
Hầu hết sinh viên đã tham gia các khóa học sau khi tốt nghiệp ở trƣờng, với 14 chuyên ngành đều có những hoạt động đào tạo nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng khác. Trong đó, quản trị nhân lực, sƣ phạm và luật là từ 50% tới 67%; từ 33% đến 44% là các ngành điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, kinh tế và các ngành khác.