Giải pháp về chính sách đào tạo bậc đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1 Giải pháp về chính sách đào tạo bậc đại học

4.2.1.1- Chính sách điều tiết của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực

(1)- Thực hiện có kết quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với

nhiều phƣơng thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hƣớng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế.

- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học. Hoàn thiện mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trƣờng và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Đối với giáo dục thƣờng xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi ngƣời, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tƣợng chính sách đƣợc học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lƣợng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lƣới cơ sở giáo dục thƣờng xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

(2)- Làm tốt dự báo quy mô và cơ cấu nhu cầu nhân lực trình độ đại học

Căn cứ để dự báo quy mô và cơ cấu nhu cầu lao động bậc đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội là kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của Thành phố. Trên cơ sở kế hoạch, quy hoạch phát triển các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; kế hoạch phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh; kế hoạch thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển doanh nghiệp; kế hoạch tổ chức sắp xếp lại tổ chức bộ máy khu vực công; Thành phố dự báo và công khai quy mô cơ cấu nhu cầu sử dụng nhân lực bậc đại học hàng năm và 5 năm.

Để dự báo sát, đúng nhu cầu nhân lực bậc đại học, cần phát huy tối đa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân. Vì vậy, Thành phố cần có những quy định về việc lập kế hoạch sử dụng nhân lực bậc đại học của các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc.

(3)- Thực hiện việc phân bổ nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy mô và cơ cấu nhu cầu đào tạo

Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đào tạo của toàn quốc, Chính phủ điều tiết ngân sách theo hƣớng phân bổ nhiều hơn cho các cơ sở đào tạo các ngành, nghề đang thiếu hụt nhân lực, cắt giảm hoặc không cấp ngân sách đối với những ngành nghề mà thị trƣờng lao động chƣa cần hoặc cung về nhân lực đại học đã vƣợt cầu.

(4)- Thực hiện thí điểm Thành phố đặt hàng đào tạo đối với một số trường đại học

Trên cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực bậc đại học, Thành phố Hà Nội nên thí điểm đặt hàng đào tạo nhân lực bậc đại học bao gồm cả số lƣợng và cơ cấu ngành nghề đối với những ngành nghề mà Thành phố đang thiếu hụt.

4.2.1.2- Xây dựng và ban hành chính sách để doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực

Doanh nghiệp là nơi hiểu rõ nhất mình cần bao nhiêu và các ngành nghề nhân lực bậc đại học cần sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.

Để hạn chế việc đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp chƣa cần hoặc không cần, Nhà nƣớc cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia vào việc lập kế hoạch đào tạo. Mặt khác, để sinh viên ra trƣờng, có thể sẵn sàng làm việc đƣợc ngay thì giai đoạn đào tạo thực tế khi sinh viên đi thực tập là hết sức quan trọng. Vì vậy, cần quy định trong các luật liên quan đến doanh nghiệp, nhƣ luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần có các quy định về trách nhiệm và chi phí đào tạo nhân lực bậc đại học. Chẳng hạn cho phép doanh nghiệp đƣợc hạch toán chi phí hỗ trợ đào tạo khi sinh viên thực tập tại doanh nghiệp vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhà nƣớc ban hành và thực thi chính sách doanh nghiệp đặt hàng đào tạo bậc đại học đối với các cơ sở đào tạo.

4.2.1.3- Chính sách đối với các trường đại học

Thực hiện việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo; đặc biệt là quyền tự chủ về xác định chỉ tiêu, cơ cấu tuyển sinh hàng năm và quyền tự chủ về tài chính.

Xây dựng và thực thi quy chế đánh giá chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học dựa trên sự đánh giá của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động.

4.2.1.4- Chính sách đối với các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nhân lực

Các tổ chức xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc định hƣớng nghề nghiệp; phản biện nội dung, chƣơng trình đào tạo.

Vì vậy, Thành phố nên thành lập Hội đồng tƣ vấn về đào tạo và phát triển nhân lực; trong đó, có tƣ vấn đào tạo bậc đại học. Hội đồng tƣ vấn đào tạo bậc đại học có nhiệm vụ tƣ vấn cho chính quyền Thành phố về quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề cần đào tạo, nội dung chƣơng trình đào tạo cả trong ngắn hạn. Đối với gia đình và ngƣời học, Hội đồng tƣ vấn sẽ tuyên truyền, giải thích, vận động và định hƣớng cho họ trong việc lựa chọn trƣờng, ngành nghề để học tập.

4.2.1.5- Chính sách đối với gia đình và cá nhân người học trong phát triển nhân lực

Đẩy mạnh việc tuyên truyền để gia đình và ngƣời học cần phải thay đổi nhận thức, từ bỏ tƣ tƣởng “học để làm quan”, thấm nhuần lời dạy của cha ông “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trƣờng cá nhân ngƣời học và nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Có chính sách mở rộng đối tƣợng và tăng mức cho vay đối với sinh viên của tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo đủ tiền cho ngƣời học trang trải chi phí đào tạo. Thực hiện nguyên tắc, giá dịch vụ đào tạo phải tƣơng xứng với giá trị dịch vụ đào tạo; sinh viên đƣợc đào tạo ở trƣờng có chất lƣợng tốt, có việc làm và thu nhập tốt sau khi ra trƣờng thì phải nộp học phí cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)