Chấp hành dự toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 63 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý‎ chi ngân sách huyện Xín Mần

3.3.4. Chấp hành dự toán chi ngân sách

Sau khi dự toán chi ngân sách đã được phê duyệt, quản lý chi ngân sách chuyển sang giai đoạn chấp hành NSNN. Đây là giai đoạn thực hiện dự toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hay nói cách khác là giai đoạn thực hiện các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán NSNN. Giai đoạn này quy định thời gian là 12 tháng (thời hạn năm ngân sách).

Đây là khâu có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách, đó là quá trình tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi NSNN theo dự toán được giao thành hiện thực. Từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu KT-XH, các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thực chất của việc chấp hành dự toán chi ngân sách là việc quản lý, sử dụng kinh phí theo dự toán giao một cách tiết kiệm và hiệu quả. Mục đich của việc chấp hành dự toán chi ngân sách là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của NSNN cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; Thông qua việc chấp hành dự toán chi ngân sách để kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách; các tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước. Từ đó kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung; hoặc quyết định có hay không tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách.

Yêu cầu của việc chấp hành dự toán chi ngân sách:

- Thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí theo quy định hiện hành của các chế độ chính sách; tiêu chuẩn định mức chi; kiểm soát tính hiệu quả, hiệu lực của các chế độ chính sách, các định mức chi nhằm xóa bỏ, sửa đổi những chế độ chính sách và định mức chi không còn phù hợp; đảm bảo cho hệ thống định mức chi và các chế độ chính sách luôn phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tính khoa học.

- Bảo đảm việc quản lý, sử dụng và cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt, vì vậy căn cứ dự toán được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách phải lập kế hoạch chi tiêu theo quý cho phù hợp, đồng thời có tính đến thứ tự ưu tiên đối với những khoản chi cấp bách, những nhiệm vụ chi quan trọng.

- Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là mọi khoản chi từ NSNN phải được thanh toán tại KBNN để KBNN kiếm soát chi theo đúng quy định hiện hành (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển).

Quản lý việc chấp hành dự toán chi NSNN được thể hiện cụ thể thông qua chức năng, nhiệm vụ của cơ quan liên quan, cụ thể:

- Phòng Tài chính – Kế hoạch: Theo dõi, cập nhật tình hình thu ngân

sách trên địa bàn và các khoản thu bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu của NSTW, tỉnh để tham mưu cho UBND huyện, cân đối bố trí nguồn đáp ứng nhu cầu chi trả, thanh toán của ngân sách cấp dưới và các đơn vị dự toán trực thuộc huyện theo dự toán được giao. Trường họp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu, Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ động tham mưu cho UBND huyện thực hiện các giải pháp điều hành như: đề nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư cho phép tăng mức rút dự toán bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu từ NSTW, tỉnh; tạm dừng thanh toán một số khoản chi chưa thực sự cấp bách; điều chỉnh giảm dự toán chi mua sắm, sửa chữa hoặc đầu tư XDCB… để bảo đảm khả năng cân đối thu, chi của ngân sách. Nhưng việc tạm dừng hoặc điều chỉnh dự toán chi không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của cơ quan, đơn vị và của UBND các xã, thị trấn.

Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện, nhằm phát hiện kịp thời việc chậm trễ trong chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, báo cáo UBND huyện biện pháp xử lý phù hợp, để bảo đảm sử dụng ngân sách đúng theo mục tiêu, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Kho bạc Nhà nước huyện: Thực hiện kiểm soát việc thanh toán, chi trả

các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được UBND huyện giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chế độ, chính sách, định mức chi, tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định.

- Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện và Chủ tịch UBND

các xã, thị trấn: Quyết định chi đúng chế độ, chính sách; tiêu chuẩn, định

sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng theo quy định hiện hành và tiết kiệm, hiệu quả.

Bảng 3.5: Chấp hành chi NSNN giai đoạn 2011-2013

Đơn vi tính: Triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dự toán chi cân đối NSNN 283.543 362.734 452.305

- Chi đầu tư phát triển 32.816 50.874 55.112 - Chi thường xuyên 250.727 311.860 397.193

Thực chi cân đối NSNN 340.161 514.321 509.377

- Chi đầu tư phát triển 52.637 109.328 72.858 - Chi thường xuyên 275.800 403.859 431.352 - Chi chuyển nguồn sang NS năm sau 11.724 1.134 5.167

So sách giữa thực chi với dự toán 19,9% 41,8% 12,6%

- Chi đầu tư phát triển

+ Tỷ lệ tăng 60,4% 114,9% 32,2%

+ Số tuyệt đối 19.821 58.454 17.746

- Chi thường xuyên

+ Tỷ lệ tăng 10% 29,5% 8,6%

Nguồn: Quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND huyện Xín Mần.

Bảng 3.5 cho thấy, số chi NSNN vượt so với dự toán giao đầu năm khá lớn (chi từ nguồn thu kết dư, thu chuyển nguồn ngân sách năm trước chuyển sang, thu NSTW bổ sung ngoài kế hoạch) tỷ lệ chi vượt dự toán giao đầu năm có xu hướng tăng, giảm qua các năm: nếu năm 2011 là 19,9%, năm 2012 là 41,8% thì đến năm 2013 tỷ lệ chi vượt dự toán giao đầu năm chỉ là 12,6%. Có được kết quả này là do chính quyền địa phương đã chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đặc biệt là phòng Tài chính – Kế hoạch, Ban quản lý dự án của huyện trong việc lập, phân bổ dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo dự toán chi ngân sách được lập sát, đúng và đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và cấp xã. Đồng thời thực hiện điều hành ngân sách trong năm theo đúng tinh thần chỉ đạo của trung ương, tỉnh, kịp thời giải ngân các khoản chi, hạn chế chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau, nhất là kế hoạch vốn chi ĐTXDCB; hạn chế để tồn nguồn kết dư ngân sách.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân chính làm giảm dần tỷ lệ chi vượt so với dự toán giao đầu năm là do tình hình kinh tế của cả nước năm 2013 gặp nhiều khó khăn, NSTW, tỉnh hạn chế các khoản chi bổ sung ngoài kế hoạch cho huyện, trừ các chế độ, chính sách an sinh xã hội do NSTW, tỉnh phải đảm bảo. Vì vậy chi NSNN cấp huyện năm 2013 chỉ tăng 12,6% so với dự toán giao. Trong tỷ lệ chi vượt dự toán của ngân sách thì chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng chủ yếu, còn chi thường xuyên tuy thực hiện có vượt dự toán giao đầu năm nhưng tỷ lệ không lớn. Để xác định rõ nguyên nhân của vấn đề này, ta đi phân tích từng nội dung chi cụ thể:

- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển tăng so dự toán giao là một kết quả tất yếu của yêu cầu phát triển KT-XH. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng là rất lớn, trong khi dự toán giao đầu năm chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, chính quyền địa phương đã phải lồng ghép với các nguồn khác như: nguồn vốn NSTW, tỉnh bổ sung ngoài kế hoạch; nguồn

sự nghiệp có tính chất đầu tư (sau khi đã cân đối đủ các nhiệm vụ chi quan trọng, cần thiết); nguồn dự phòng ngân sách; nguồn thu quản lý qua NSNN (thu xổ số kiến thiết); nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm đóng góp ngày công lao động, đóng góp xây dựng các công trình theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm)… để đầu tư thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, cần thiết của huyện. Điều này đã thể hiện tính chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương cấp huyện trong việc cân đối giữa nguồn lực và nhiệm vụ chi đầu tư của cấp mình để đầu tư những chương trình mục tiêu quan trọng, những công trình trọng điểm, mũi nhọn góp phần nâng cao hiệu quả KT-XH khi đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, việc thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại một vấn đề đó là: tỷ lệ thanh toán tạm ứng theo chế độ cho nhà thầu trong năm còn cao, đến cuối năm chưa có khối lượng hoàn thành để thanh toán tạm ứng, phải chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau khá lớn.

Nguyên nhân do công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng còn một số bất cập như: chủ đầu tư cho các nhà thầu tạm ứng vốn trước theo kế hoạch nhưng không đôn đốc trong quá trình triển khai thi công, do đó không có khối lượng để thu hồi vốn tạm ứng. Do việc triển khai một số dự án chậm so với kế hoạch đề ra do các khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng chậm, do đó không có khối lượng để giải ngân vốn, dẫn đến tình trạng phải chi chuyển nguồn kế hoạch vốn sang ngân sách năm sau.

- Chi thường xuyên: Nguyên nhân kết quả thực hiện chi tăng so với dự toán giao đầu năm là do: tăng lương cơ sở; bổ sung các chế độ chính sách mới phát sinh như: chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo, phụ cấp công vụ, phụ cấp công tác đảng, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức ngành y tế, điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức xã và cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản, tổ dân phố…; bổ sung tăng kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng do NSNN đảm bảo (người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 06 tuổi, người

thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, các đối tượng bảo trợ xã hội, cựu chiến binh…); kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh như: Học sinh trung học phổ thông theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg, học sinh bán trú theo Quyết định 85/QĐ-TTg, học sinh mẫu giáo 3,4 tuổi theo Quyết định 60/QĐ-TTg…; bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách cho các cơ quan, đơn vị kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất phát sinh chưa được giao trong dự toán giao đầu năm…

Có thể nói, trong những năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015, nhiệm vụ thường xuyên luôn thực hiện trên cơ sở dự toán chi và đảm bảo theo đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi. Điều này đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH trên địa bàn như: Nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng cao; tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi được cải thiện đáng kể, chất lượng giảng dạy và học tập nâng cao; công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em luôn được quan tâm, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; làm tốt công tác duy trì trật tự an toàn xã hội và đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, trong việc chấp hành dự toán chi thường xuyên cũng còn nảy sinh những tồn tại, hạn chế như: Tình trạng buông lỏng quản lý tại một số đơn vị dự toán dẫn đến làm thất thoát của công; Tình trạng lãng phí trong sử dụng xe công, điện sáng, điện thoại, nước sinh hoạt; Sử dụng kinh phí chưa đúng mục đích, đúng đối tượng… Những vẫn đề này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)