CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Xín Mần
3.3.2. Lập dự toán chi ngân sách
Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch các khoản thu, chi của ngân sách trong thời gian nhất định, thường là một năm.
Lập dự toán chi NSNN là việc phân tích, đánh giá khả năng về nguồn lực và nhu cầu tài chính phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước, từ đó xác lập các nhiệm vụ chi NSNN đúng đắn, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn, cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định về chế độ, chính sách và định mức chi tiêu hiện hành. Vì vậy, việc lập dự toán chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu: Dự toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính, bám sát kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ; tuân thủ các quy định của Luật NSNN.
Dự toán chi NSNN huyện được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn về lập dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính; định mức phân bổ chi thường xuyên và kế hoạch vốn đầu tư trung hạn của từng thời kỳ và từng năm ngân sách.
Căn cứ quy định do trung ương ban hành về lập dự toán ngân sách, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản để hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách.
Các cơ sở pháp lý nêu trên đã làm căn c ứ cho công tác quản lý chi NSNN hiệu quả và đúng mục đích trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015. Bên cạnh đó, hàng năm, UBND huyê ̣n giao cho Phòng TC-KH tham mưu ban hành mô ̣t số văn bản để hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị; các xã, thị trấn tự lập dự toán thu - chi ngân sách năm nhằm góp phần làm tốt việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách của huyê ̣n.
Đối với các đơn vị trực thuộc và 19 xã, thị trấn đư ợc UBND huyê ̣n hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo việc lập dự toán NSNN; Phòng TC-KH tổ chức làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyê ̣n về dự toán chi ngân sách hàng năm.
Việc lập dự toán chi thường xuyên hàng năm đư ợc xác định trên mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đồng thời, việc chi thường xuyên cũng phải căn cứ vào các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí. Ngoài ra, cũng căn cứ vào các điều kiện khác như nhiệm vụ được giao, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi... Chi thường xuyên được dự toán, tổng hợp theo từng sự nghiệp, lĩnh vực, nội dung chi như sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp giáo dục; sự nghiê ̣p đào ta ̣o và da ̣y nghề; sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh - truyền hình; sự nghiệp thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội; chi QLNN, đảng, đoàn thể; quốc phòng - an ninh, chi khác.... Chỉ tiêu giao chi ngân sách tối đa cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và UBND các xã , thị trấn có tính đến các yếu tố đặc thù. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch các đơn vị, các xã, thị trấn phân khai chi ti ết cụ thể cho các nhiệm vụ được giao tương ứng với tinh thần tiết kiệm và hiệu quả, chống lãng phí, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Về dự toán chi ĐTXDCB căn cứ vào nguyên tắc, đảm bảo về cơ cấu vốn cho từng lĩnh vực đã được HĐND huyê ̣n ra ngh ị quyết thông qua. Dự toán được dựa trên sự cân đối hàng năm được giao và mô ̣t phần nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thu từ các khoản viện trợ của tổ chức, cá nhân… Cho các xã, thị trấn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc bố trí vốn tập trung, không dàn trải, thực hiện có tính đến yếu tố điều hòa nguồn vốn lồng ghép giữa các dự án để sử dụng kịp thời và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Về dự toán chi bổ sung và chi dự phòng được lập trên cơ sở luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, dựa trên tình hình thực tế, tình hình phát triển KT-XH của địa phương.
Về các bước thực hiện: Dự toán chi NSNN hàng năm của các đơn vị, các xã, thị trấn được lập từ thực tế . Sau đó, dự toán này gửi về Phòng TC-KH để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyê ̣n hàng năm. Tiếp đến, UBND huyê ̣n giao cho Phòng TC-KH chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế, KBNN... tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyê ̣n cùng với dự toán thu NSNN cấp huyê ̣n báo cáo Thường trực HĐND huyê ̣n xem xét.
Do đặc thù của huyện, chủ yếu nhận bổ sung cân đối và bổ sung mục tiêu từ NS tỉnh, trong khi các chương trình, mục tiêu được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện rất lớn. Vì vậy, hàng năm huyện đều đăng ký thảo luận dự toán với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư để cùng tính toán, xác định cụ thể đối với từng chương trình, mục tiêu theo chế độ, chính sách hiện hành. Việc thảo luận dự toán đã giúp cho các Sở, ngành của tỉnh có điều kiện đánh giá tình hình thực hiện cũng như xác định chính xác dự toán kinh phí cần phải bố trí cho huyện. Đồng thời giúp huyện có nguồn kinh phí ngay trong dự toán giao đầu năm để chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ chi, các chương trình mục tiêu, các chính sách an sinh xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong công tác lập dự toán chi NSNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Việc lập dự toán chi NSNN thường cao hơn nhiều so với khả năng cân đối ngân sách. Đôi khi còn tư tưởng lập dự toán cao để khi thẩm định, tổng hợp xác định lại là vừa. Đặc biệt đối với việc lập dự toán chi đầu tư phát triển, dự toán xây dựng chưa sát, một số khâu trong quy trình chưa tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn của trung ương, tỉnh. Gây lãng phí về thời gian, công sức trong việc tổng hợp dự toán của cơ quan tài chính, kế hoạch và khó bảo vệ với các Sở, ngành của tỉnh khi thảo luận dự toán ngân sách.