CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
4.2.4. Tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý NS
Trong chiến lược về cán bộ và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX) đã xác định. Nhận thức đúng tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong ngành tài chính, cần tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách cho phù hợp hơn với trình độ, khả năng quản lý với yêu cầu nhiệm vụ quản lý NSNN trong tình hình mới:
-Về phẩm chất đạo đức
+ Có lập trường tư tưỏng chính trị vững vàng, luôn quán triệt và chấp hành tốt mọi chủ trường đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
+ Cán bộ quản lý NSNN phải là người trung thực với chính bản thân mình và với cấp trên. Có như vậy mới hạn chế tham nhũng tiền của nhà nước. + Có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giaọ từ khâu lập dự toán ngân sách, đến chấp hành ngân sách và quyết toán NSNN.
-Về năng lực chuyên môn:
+ Phải là người có trình độ năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu rộng công việc quản lý tài chính ngân sách. Thủ trưởng đơn vị nắm rõ trình độ chuyên môn, tâm lý, tính cách của người cán bộ, biết sử dụng và tập họp các cán bộ giỏi, có kiến thức về kinh tế thị trường và kiến thức chuyên ngành khác có liên quan. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về quản lý tài chính - ngân sách, kinh nghiệm quản lý, kiến thức bổ trợ khác như: Ngoại ngữ, tin học, để tiếp thu áp dụng trong công tác quản lý tài chính, trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
+ Có tinh thần phối hợp nhiệm vụ với các ngành có liên quan chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Có năng lực tổ chức triển khai công việc: Biết và hiểu công việc một cách thấu đáo, phân giao nhiệm vụ một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong nội bộ, gương mẫu tôn ữọng và giữ nghiêm kỷ luật.
+ Có chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành tài chính; đào tạo, bồi dưỡng phải có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, tránh đào tạo tràn lan, chạy theo bằng cấp, thành tích, hiệu quả không cao.
KIẾN NGHỊ
*Kiến nghị UBNĐ tỉnh, Sở Tài chính
- Công tác quản lý NSNN cần phải có những chính sách hợp lý, định mức tiêu chuẩn phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Quản lý NSNN đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng, công khai ngay từ khâu lập kế hoạch và phân bổ ngân sách. Song song với đó là sự hoạt động có hiệu quả ban thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành phát hiện ra những sai trái, tham nhũng nêu cao tinh thần dân chủ, công khai hoá các khoản thu và định mức chi, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí các chính sách về tài chinh cần được đổi mới, hoàn thiện, phát huy tối đa tiềm năng phát triển của các thành phần kinh tế, xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi phát triển kinh tế hộ gia đình, tham gia vào đầu tư sản xuất kinh doanh, mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nâng cao tình độ nghiệp vụ quản lý đội ngũ cán bộ công chức, chú trọng đến việc bồi dưỡng trình độ của bộ phận kế toán ngân sách. Mở các lớp tập huấn, đào tạo thương hiệu cho các cán bộ có trình độ hạn chế. Riêng kế toán ngân sách tối thiểu khi làm việc phải có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng trở lên, còn cán bộ đứng đầu các cơ quan ban ngành phải có trình độ đại học chính quy trở lên. Đối với các lớp học tại chức cần cớ những chính sách quản lý chặt chẽ hơn trong vấn đề dạy và học.
Để phù hợp với xu thế của thời đại, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, những cán bộ chuyên môn về tin học phải được đi đào tạo và bồi dưỡng nhằm theo kịp xu thế hội nhập, giảm đi những khâu trung gian trong quản lý, giảm đi gánh nặng chi NSNN.
-Có những văn bản pháp quy, nâng cao hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, có những văn bản luật với các cấp cơ sở, thực hiện chủ trương của nhà nước là cải cách bộ máy hành chính và tinh giảm bộ máy.
-Cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật của nhà nước, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc kiểm tra với các khoản chi, công khai hoá với khoản chi sai nguyên tắc, có chính sách quảng bá thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào bộ máy quản lý nhà nước. Dùng mọi biện pháp giúp cơ quan quản lý ngân sách nhà nước thành 1 cấp bộ phận trong việc thu chi ngân sách, điều kiện giúp cho cơ quan này làm tròn trách nhiệm của mình.
*Yêu cầu đối với các xã, thị trấn
-Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước đối với việc quản lý chi ngân sách, tránh việc tự ý đề ra các khoản thu chi, sai nguyên tắc không có trong danh mục thu ngân sách nhà nước để duy trì bộ máy quản lý. Hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó, tránh sự ỷ lại vào ngân sách nhà nước.
-Các khoản thu cần được công khai hoá, các khoản thu phát sinh phải được sự đồng thuận cao của nhân dân và có ý kiến dồng ý của hội đồng nhân dân.
-Có chính sách đãi ngộ với cán bộ công chức, viên chức làm việc lâu năm trong xã, tạo điều kiện thu hút sinh viên trở về xã, thị trấn làm việc. Trực tiếp truyền bá tư tưởng lãnh đạo cấp trên đến với cán bộ xã, thực hiện trong sạch bộ máy quản lý, tránh tham nhũng, lạm thu, lạm chi của một số bộ phận cán bộ không làm tròn trách nhiệm của mình.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện đang là một trong những vấn đề cần quan tâm trong việc đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta trong tiến trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Đây là vấn đề phức tạp có phạm vi ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội.
Đề tài đã giải quyết được cơ bản các vần đề đặt ra theo mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, thể hiện ở các nội dung: Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước nói chung, quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói riêng; trên cơ sờ phân tích số liệu về quản lý NSNN từ năm 2010 - năm 2013 trên địa bàn huyện, luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các cấp, các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước các giải pháp khả thi bao gồm: Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN cấp huyện; hoàn thiện công tác chi ngân sách địa phương; tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; đổi mới chu trình quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN; nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước; Đồng thời tăng cường công tác công khai, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong quản lý ngân sách nhà nước...
Đây là đề tài rộng và phức tạp, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của người hướng dẫn khoa học, lãnh đạo huyện, đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành bản luận văn và tin tưởng các nội dung của luận văn sẽ góp phần tích cực trong việc quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện có hiệu quả, có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh (2009), Đổi mới hoạt động giám sát ngân sách nhà
nước của Quốc Hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Báo cáo tổng quyết toán thu chi NSNN năm 2011 - 2013.
3. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình thực hiện Luật NSNN từ 2003
đến nay, dự kiến những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NSNN, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam, quản lý
chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nxb Tài chính.
6. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, www.chinhphu.vn.
7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang, hagiang.gov.vn.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Văn Giao (2009), Giải đáp về quản lý tài chính công, Nxb Chính trị quốc gia.
10. Giáo trình Tài chính tiền tệ - Trường Đại học kinh tế quốc dân 11. Giáo trình tài chính học - học viện tài chính - kế toán Hà Nội
12. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo
trình quản lý kinh tế - hệ cử nhân Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
14. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các
cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường
15. Phùng Văn Hùng (2006), Nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa
phương, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Tài chính - Kế toán, Hà
Nội.
16. Nguyễn Sinh Hùng (2005), "Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công", Tạp chí Cộng sản, tr. 36-40.
17. Trần Văn Lâm (2006), Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
18. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương
thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Lê Chi Mai (2003), "Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính", Quản lý nhà nước, tr. 7-11.
20. Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, năm 2011, 2012, 2013.
22. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách nhà nước.
23. Tào Hữu Phùng (2006), "Về định hướng và giải pháp công tác Tài chính ngân sách - Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010", Tạp chí Cộng sản, tr. 22- 27.
24. Đặng Văn Thanh (2005), "Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng giai đoạn 2006 - 2010", Tạp chí Cộng sản, tr. 18-22.
25. Lê Đình Thăng (2008), Quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
26. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngàv 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
27. Thông tư 40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
28. Thông tư số 41/1998/TT-BTC hướng dẫn chế độ tập trung quản lý các khoản thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
29. Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước.
30. Thông tư số 80/2003 TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
31. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Tài chính công, Nxb Tài chính.
33. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về Quản lý ngân
sách, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
34. Tỉnh uỷ Hà Giang (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà
Giang lần thứ XV.
35. UBND huyện Xín Mần (2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 - 2013, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010 -2020.