CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Xín Mần
3.3.1. Công tác phân cấp quản lý ngân sách
Trong những năm qua tỉnh Hà Giang đã quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý, thực hiện tăng cường phân
cấp QLNN về tài chính giữa các cấp chính quyền địa phương. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn tỉnh của mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phương và trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính. Phân cấp nhiệm vụ chi phải tương xứng với nguồn thu được phân cấp quản lý, đồng thời phải căn cứ vào tình hình KT-XH, quốc phòng, an ninh, trình độ cán bộ quản lý trong từng thời kỳ ổn định ngân sách. Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015, căn cứ quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, HĐND tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 29/2010/NQ -HĐND ngày 11/12/2010 và Nghị quyết số 28/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách.
Về phân cấp ngân sách:
-Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh đã cụ thể hoá việc phân cấp ngân sách và quyết định về cơ chế điều hành ngân sách. Các quyết định này đã quy định cụ thể phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách gồm: phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh; phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện và phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã. Việc phân định nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp được tính toán trên cơ sở tình hình thực tế của từng vùng, miền đảm bảo nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong khai thác, quản lý nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo khả năng cân đối thu, chi ngân sách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn.
-Chi tiết phân cấp cho cấp huyện một số khoản thu như sau: + Qui định rõ những khoản ngân sách huyện hưởng 100% như:
NQD trên địa bàn các huyện, thị xã do cấp huyện quản lý thu.
Thuế môn bài; thuế tài nguyên thu từ DNNN trung ương, DNNN địa phương, các DN NQD, thuế thu nhập cá nhân khấu trừ qua các đơn vị chi trả cấp huyện quản lý.
Lệ phí trước bạ ô tô xe máy, lệ phí trước bạ khác trên địa bàn huyện; phí nước thải sinh hoạt; các khoản phí lệ phí do các cơ quan, đơn vị cấp hụyện tổ chức thu (trừ các loại phí và lệ phí có quy định riêng).
Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu thanh lý tài sản, thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan đơn vị cấp huyện.
Thu phạt vi phạm hành chính do cấp huyện xử lý, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức thu.
Thu đóng góp, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Thu kết dư ngân sách cấp huyện. Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
Và thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện.
+ Các khoản thu phân chia của ngân sách cấp huyện:
Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các HTX, kinh tế cá thể, hộ gia đình.
Thu tiền bán đấu giá.
Thu tiền sử dụng đất từ đấu giá, từ cấp quyền sử dụng đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn xã, thị trấn.
Thuế thu nhập cá nhân tò chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; thu từ các hộ cá thể nộp thuế khoán ổn định, biếu tặng, thừa kế..., thu trên địa bàn xã, phường, thị trấn.,
Thuế nhà đất trên địa bàn phường.
tiền một lần trên địa bàn xã và khu tái định cư. Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
-Việc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách các cấp ở địa phương thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước, trong đó có chia ra chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. Các nhiệm vụ chi này được tính toán trên cơ sở đảm bảo ngân sách tỉnh thực hiện những nhiệm vụ chi lớn, có tính chiến lược như: chi trợ cấp do thiên tai, trợ giá, trợ cước các sản phẩm của địa phương bao gồm: Trợ giá giống cây, giống con, trợ giá xuất bản bảo, trợ giá chiếu bóng, chi đầu tư XDCB, chi sự nghiệp kinh tế, một số khoản chi quan trọng như quy hoạch sử dụng đất đai, kiểm kê đất, lập hồ sơ địa chính, hỗ ừợ khắc phục thiên tai lớn xảy ra trên địa bàn.
Có thể nói công tác phân cấp quản lý thu, chi ngân sách từ năm 2011 đến năm 2015 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả trong việc khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách của các huyện, thành phổ và nâng cao trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Đối với huyện Xín Mần thì thực hiện phân cấp quản lý đã tạo động lực phát triển, đòi hỏi công tác thu thuế chủ động, tích cực hơn trong việc đôn đốc, thực hiện nhiệm vụ thu thuế, nhất là thu thuế của các công ty, doanh nghiệp,... do tỉnh uỷ quyền thu đảm bảo hoàn thành và vượt chỉ tiêu giao thu hàng năm.
Về điều hành ngân sách:
-Thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, và căn cứ tình hình thực tế công tác điều hành ngân sách được thể hiện qua một số nội dung sau:
ngân sách trực thuộc trên cơ sở số giao dự toán của cấp trên, định mức quy định của Chính phủ và dự toán theo phương án phân bổ đã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
+ Chi ngận sách các cấp phải đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi tương ứng, không bố trí khoản chi chưa có nguồn thu. Phải thực hiện dựa trên khả năng ngân sách của cấp mình và định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sở dự toán được duyệt. Thực hiện nộp và thanh toán qua Kho bạc nhà nước các cấp.
Đối với xây dựng cơ bản, thực hiện cấp phát theo nguồn hình thành và theo danh mục công trình được UBND các cấp có thẩm quyền phê duyệt và Kho bạc nhà nước thanh toán theo khối lượng công việc đã hoàn thành.
Tóm lại: Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương đã được từng
bước nghiên cứu bổ sung, sửa đổi qua các năm cho phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý theo từng giai đoạn trên cơ sở quy định của Luật ngân sách nhà nước. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách hiện hành là cơ sở cho các ngành, các xã thực hiện, là điều kiện thuận lợi trong chủ động khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu từ tiềm năng sẵn có, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thu cho ngân sách cấp mình cũng như ngân sách Cấp trên từ đó tạo tiền đề quan trọng để tăng nguồn chi cho ngân sách địa phương.