Đổi mới chu trình quản lý NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

4.2.3. Đổi mới chu trình quản lý NSNN

4.2.3.1. Công tác lập dự toán NSNN

Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của tỉnh, của huyện, căn cứ vào tình hĩnh thực hiện dự toán ngân sách năm trước, căn cứ vào chính sách, chế độ, định mức của nhà nước, tình hình thực tế của địa phương để có đủ cơ sở thảo luận và lập dự toán NS trung thực, khả thi nhằm khai thác triệt để các nguồn lực của từng địa phương.

Dự toán thu NSNN phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm ngân sách đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các đơn vị kinh tế và nguồn thu phát sinh để tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định, đồng thời thực hịện đầy đủ các chính sách về khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo nguồn thu ổn định.

hội năm ngân sách, chế độ chỉnh sách, định mức chi hiện hành và định mức phân bổ ngân sách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.3.2. Chấp hành NSNN

Trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền duyệt, các cơ quan Tài chính, thuế, Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng ngân sách cần cụ thể hoá, lập kế hoạch tháng, quý trong quá trình thực hiện. Đảm bảo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trinh chấp hành ngân sách, để kịp thời phát hiện uốn nắn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính. Coi việc kiểm tra, thanh tra là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý ngân sách, là một trong yếu tố huy động nguồn vốn của Nhà nước và quản lý sử dụng chặt chẽ nguồn vốn đó.

4.2.3.3. Quyết toán NSNN

Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất kịp thời và chính xác cần phải thực hiện:

-Một mặt quyết toán ngân sách phải tuân theo nguyên tắc, quy trình quy định trong luật NSNN, thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách và hướng dẫn khoá sổ cuối năm. Mặt khác tiếp tục đổi mới hệ thống mẫu biểu, thời gian lập tổng quyết toán cho phú hợp với thực tế.

-Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản thu nhưng chưa thu phải truy thu cho NSNN. Các khoản chi không đúng quy định được xuất toán, thu hồi chi NSNN và phải hạch toán đúng mục lục NSNN hiện hành.

Việc quyết định NSNN phải đựoc thực hiện từ các đon yị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh kiên quyết chống tham nhũng và loại trừ các phần tô thoái hoá, biến chất ra

khỏi bộ máy quản lý NSNN.

-Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động. Cần trang bị đồng bộ thiết bị tin học đối với bộ máy quản lý NSNN các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện tin học hoá trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo hệ thống thông tin nhanh nhạy, kịp thời, hệ thống dữ liệú đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các quyết định về xử lý và điều hành một cách đúng đắn và thông suốt. Đó cũng là điều kiện để hợp lý các khâu, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quản lý.

4.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong công tác quản lý NSNN

Đây là nhiệm vụ hết sức quan ừọng, nhằm khẳng định việc quản lý ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng nhiệm vụ và có hiệu quả theo quy định của nhà nước. Đồng thời kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý NSNN, tránh tình trạng tham ô, lãng phí, giúp cho việc sử dụng ngân sách nhà nước được tiết kiệm và có hiệu quả. Cần được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường xuyên theo định kỳ từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN, tuy nhiên cũng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng tránh tình trạng gây phiền hà sách nhiễu cho các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

4.2.3.5. Đẩy mạnh công khai trong quản lý NSNN

Phải coi công khai trong quản lý NSNN là nhiệm vụ quan trọng, giúp cho điều hành ngân sách được minh bạch, rõ ràng và được thuận tiện hơn. Công khai ngay từ khâu lập kế hoạch, phân bổ dự toán, giao dự toán của HĐND và UBND huyện, đến việc công khai chi tiết lập dự toán và sử dụng tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo việc thực hiện đúng quy

định, định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)