Tình hình thực hiện thu chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực hiện thu chi ngân sách nhà nƣớc

3.2.1. Tình hình thu ngân sách huyện Xín Mần

Xín Mần là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Do đó, nguồn thu của huyện không lớn. Trong tổng số thu ngân sách huyện chủ yếu là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng rất lớn.

Từ các số liệu trong Bảng 3.1 qua các năm 2011, 2012, 2013. Số thực hiện tổng thu ngân sách nhà nước đều tăng dần qua các năm. Cụ thể tổng số thu ngân sách năm 2013 tăng so với 2011 là 182.772 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,86%. Trong đó: Thu trong cân đối ngân sách năm 2013 tăng so với năm 2011 là 161.859 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là

46,27%; Thu để lại quản lý qua ngân sách năm 2013 tăng so với năm 2011 là 20.913 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 219,25%.

Bảng 3.1: Thu NSNN huyện Xín Mần giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013 với 2011 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng thu ngân sách 359.332 538.689 542.104 182.772 50,86

Thu cân đối NS 349.794 514.912 511.653 161.859 46,27

- Thu NSĐP hưởng

100% 17.141 22.555 25.984

- Thu kết dư năm trước 930 9.633 591 - Thu chuyển nguồn

năm trước 12.560 11.724 1.134 - Thu bổ sung từ NS

cấp trên 319.163 471.000 483.944

Thu để lại chi QL qua

NS 9.538 23.777 30.451 20.913 219,25

Nguồn: Quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND huyện Xín Mần.

3.2.2. Quy mô và tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước

Quy mô chi NSNN huyện Xín Mần giai đoạn 2011-2013 đã không ngừng tăng lên về số lượng: năm 2011 chi NSĐP là 349.699 triệu đồng, đến năm 2013 chi NSĐP thực hiện là 539.828 triệu đồng, tăng 54,36% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 190.129 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi giữa các năm không đồng đều, năm 2012 có sự tăng đột biến so với năm 2011 và gần bằng số quyết toán chi ngân sách năm 2013 do: Năm 2012, Chính phủ thực hiện một số giải pháp kích cầu tiêu dùng, nên tỉnh Hà Giang được NSTW bổ

sung mục tiêu vốn đầu tư tương đối lớn so với các năm trước. Bên cạnh đó, do trong năm 2012 Bộ Tài chính cấp bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (nâng mức lương cơ sở từ 830.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng) và một số chế độ phụ cấp TW ban hành trong năm 2011, nhưng sang năm 2012 mới chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả số truy lĩnh của năm 2011).

Bảng 3.2: Chi NSNN huyện Xín Mần giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013 với 2011 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng chi ngân sách 349.699 538.098 539.828 190.129 54,36

Chi cân đối ngân sách 340.161 514.321 509.377 169.216 47,74

- Chi đầu tư phát triển 52.637 109.328 72.858 20.221 38,41 - Chi thường xuyên 275.800 403.859 431.352 155.552 56,4 - Chi chuyển nguồn 11.724 1.134 5.167 -6.557 -55,92

Chi từ các khoản thu

QL qua NS 9.538 23.777 30.451 20.913 219,25

Nguồn: Quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND huyện Xín Mần.

3.2.3. Cơ cấu và nội dung chi ngân sách nhà nước

Trong những năm qua, chính quyền huyện Xín Mần luôn tập trung chỉ đạo điều hành quản lý chi ngân sách huyện gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn theo đúng quy định của Luật NSNN; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành TW và của tỉnh. Đồng thời huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý điều

hành ngân sách, trong đó phát huy vai trò tự chủ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nghiêm túc chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cơ cấu các nhiệm vụ chi NSNN một cách hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của huyện. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Chi cân đối NSNN huyện Xín Mần giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng chi cân đối ngân sách 340.161 514.321 509.377

1. Chi đầu tƣ phát triển 52.637 109.328 72.858

Tỷ lệ chi ĐTPT/tổng chi CĐNS 15,4% 21,2% 14,3% 2. Chi thƣờng xuyên 275.800 403.859 431.352 Trong đó - Chi AN - QP 8.645 14.644 12.605 - Chi SN GD - ĐT 149.094 215.548 234.650 - Chi SN y tế 22.228 31.223 34.914

- Chi Đảm bảo xã hội 6.613 10.338 8.682

- Chi SN kinh tế 11.736 32.955 28.855

- Chi QLHC, Đảng, đoàn thể 67.246 83.283 94.374 Tỷ lệ chi TX/tổng chi CĐNS 81% 78,5% 84%

3. Chi chuyển nguồn 11.724 1.134 5.167

2013 của UBND huyện Xín Mần. 3.2.3.1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2012 tăng 107,7% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 56.691 triệu đồng do Chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, nên đã tăng số bổ sung mục tiêu vốn đầu tư từ NSTW cho tỉnh và tỉnh tăng số bổ sung cho huyện. Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi ngân sách cấp huyện, bình quân 15%, riêng năm 2012 chiếm tới 21,2% tổng chi ngân sách cấp huyện. Với đặc thù của huyện, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, đặc biệt hệ thống đường giao thông; trường học, trạm xá thì nhu cầu và nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là hết sức nặng nề, đòi hỏi chính quyền địa phương cấp huyện cần năng động, sáng tạo huy động mọi nguồn lực để thực hiện.

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất được HĐND huyện giao đầu năm. Đây là nhiệm vụ chi mà kết quả thực hiện được dựa một phần vào kết quả thu tiền sử dụng đất hàng năm. Số kinh phí này dùng để chi cho một số công trình do huyện quyết định đầu tư và giành để thanh toán phần đối ứng các công trình thực hiện theo cơ chế hỗ trợ của tỉnh cho các nhiệm vụ như phí khác, chi GPMB.. .Tuy nhiên nếu xét yề tỷ trọng của nguồn này trên tổng số chi đầu tư phát triển hàng năm lại thấp, không đáng kể.

- Chi từ nguồn tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện: Sở dĩ hàng năm chi đầu tư phát triển của huyện đạt kết quả thực hiện cao bởi vì trong chi đầu tư phát triển hàng năm ngoài nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí huyện bố trí từ nguồn sử dụng đất, còn bao gồm cả phần chi từ nguồn tỉnh hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện để đầu tư xây dựng các công trình theo cơ chế của tỉnh như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kiên cố kênh mương nội đồng, kiên cố các phòng học cho các Trường THPT theo Quyết định

4100/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh; Hỗ trợ đầu tư xây dựng công sở UBND các xã, thị trấn; Hỗ trợ khuyến khích phát triển giao thông nông thôn từ sự nghiệp giao thông của tỉnh và các công trình theọ Chương trình mục tiêu của Chính phủ như nước sạch vệ sinh môi trương (Chương trình 134), và một số dự án khác mang tính chất đầu tư như hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Chương trình 193, nguồn sau phân giới cắm mốc... Đây là nguồn chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tư phát triển.

- Chi từ nguồn tiết kiệm hành chính và vượt thu ngân sách: Hàng năm khoản tiết kiệm hành chính (chủ yếu nguồn kết dư năm trước chuyển sang) và khoản vượt thu so với dự toán giao sau khi ưu tiên thanh toán chi cho mục đích phục vụ an sinh, xã hội, huyện đã giành một phần để thanh toán chi trả công nợ XDCB do cấp huyện quyết định đầu tư và phần đối ứng đối với các công trình tỉnh hỗ.

- Chi từ nguồn các doanh nghiệp tài trợ theo Chương trình giúp các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững: Huyện Xín Mần là một trong 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a, để góp phần giúp hụyện thoát nghèo, Tập đoàn Bưu điện liên việt đã hỗ trợ 1 cây cầu cứng, 5 cây cầu treo, 2 trường chuẩn quốc gia, 1 xe ô tô cứu thương và 5 trạm y tế đạt chuẩn với tổng trị giá 100 tỷ đồng; Tổng công ty hàng hải hỗ trợ xây dựng 11 trường lớp học trị giá 11 tỷ đồng.

Nhận xét về tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển:

- Chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, kè chống sạt lở, trường học, trạm xá… Trong đó huyện đã ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và huy động sức dân để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm trên

địa bàn. Nhìn chung cơ cấu và nội dung chi đầu tư phát triển của ngân sách huyện tương đối hợp lý, theo mục tiêu phát triển KT-XH cũng như thực hiện các nhiệm vụ chính trị huyện đã đề ra. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của địa phương, trong khi khả năng cân đối của NSĐP khó khăn, nguồn thu ngân sách trên địa bàn thấp, nên nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chủ yếu bố trí từ nguồn vốn NSTW và tỉnh bổ sung mục tiêu. Vì vậy huyện chưa chủ động trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KH- XH, do phụ thuộc vào nguồn lực của NSTW và tỉnh (mức hỗ trợ và mục tiêu trung ương hỗ trợ hàng năm cho tỉnh và tỉnh bổ sung cho huyện). Khi nguồn thu của NSTW dồi dào, tỉnh sẽ được TW xem xét giao kế hoạch vốn bổ sung mục tiêu nhiều hơn, nhưng khi NSTW khó khăn, tỉnh sẽ bị cắt giảm cả về quy mô cũng như mục tiêu hỗ trợ do vậy huyện gặp rất nhiều khó khăn.

- Thực hiện theo Quyết định số 3556/2009/QĐ-UBND, ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà giang. Từ thực tế của địa phương, hàng năm huyện đã chủ động phân bổ, phê duyệt kế hoạch chi vốn đầu tư phát triển theo quy định. Phân cấp quản lý công trình cho các Ban quản lý dự án do huyện thành lập và các xã, thị trấn quản lý đảm bảo vốn ngân sách cấp ra được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tránh thất thoát lãng phí.

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn ngân sách trong lĩnh, vực đầu tư XDCB để kịp thời uốn nắn, nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư.

- Qua nghiên cứu tại huyện Xín Mần thấy rằng, tuy huyện đã cố gắng tạo các nguồn vốn dành cho chi đầu tư (kế cả đưa một phần tiết kiệm hành chính và số kinh phí kết dư năm trước chuyển sang) nhưng do có nhiều chính sách quy định việc đầu tư các công trình vào huyện chỉ hỗ trợ phần xây lắp còn các khoản chi phí khác, chi phí tư vấn, chi GPMB huyện tự cân đối ngân

sách để chi trả như các công trình thuộc Chương trình 253 của Chính phủ cho các huyện phía tây Hà Giang, công trình theo cơ chế 4100 của UBND tính, các công trình đầu tư hỗ trợ cụm công nghiệp theo Quyết định 27 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo QĐ 20 của Chính phủ…. đồng thời huyện cũng phải đầu tư một số hạng mục công trình không thuộc nhóm đổi tượng trung ương và tỉnh hỗ trợ đã làm vượt khả năng thanh toán gây tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.

-Công tác quản lý chi nguồn kinh phí hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu mang tính chất đầu tư như hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167, kinh phí dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 và Nghị quyết 30a của chính phủ: Đây là nhiệm vụ chính trị phục vụ cho chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, đối tượng thụ hưởng trực tiếp chủ yếu là các hộ nghèo đồng bào dấn tộc thiểu số, do đó luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng bộ và chính quyền các cấp, và cũng có nhiều thủ tục pháp lý kèm theo, vì vậy công tác triển khai dự án, bình chọn xác định đối tượng kéo dài dẫn đến chậm trễ trong công tác giải ngân theo kế hoạch.

- Việc chấp hành công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo Thông tư 33/2007/TT-BTC nay là Thông tư 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính đa số các Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số chủ đầu tư nhất là các xã do kiêm nhiệm nên chưa thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý của mình, còn phó mặc nhiều cho đơn vị thi công và tư vấn dẫn đến chậm tiến độ công trình, chậm kế hoạch giải ngân và dẫn đến chậm chấp hành báo cáo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định.

3.2.3.2. Chi thường xuyên

Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi cân đối ngân sách cấp huyện từ năm 2011 đến năm 2013 dao động trong khoảng 78% - 84%, đáp

ứng nhu cầu chi thường xuyên không từng tăng lên qua các năm của các cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể và đơn vị thuộc huyện. Năm 2011 số chi thường xuyên là 275.800 triệu đồng bằng 81% tổng chi ngân sách cấp huyện, đến năm 2013 chi thường xuyên là 431.352 triệu đồng bằng 84% tổng chi ngân sách cấp huyện, tăng 56,4% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 155.552 triệu đồng. Tốc độ tăng chi thường xuyên như vậy đã chứng tỏ định mức phân bổ chi thường xuyên của huyện giai đoạn 2011- 2013 là tương đối phù hợp, số tăng chi qua các năm chủ yếu là tăng do thực hiện các chế độ chính sách TW mới ban hành và thực hiện cải cách tiền lương hàng năm.

-Trong cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện, chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm lớn nhất khoảng 54% tổng chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện và không ngừng tăng lên qua các năm. Do tính đặc thù trong phân cấp quản lý của tỉnh Hà Giang, toàn bộ các đơn vị dự toán trường học vừa là đơn vị dự toán cấp 1 vừa là đơn vi dự toán cấp 3, do các Phòng Tài chính - Kế hoạch trực tiếp quản lý và hưởng ngân sách cấp huyện (trừ các trường cao đẳng, trung cấp và một số trường chuyên biệt). Không thực hiện theo mô hình quản lý ngành (Các đơn vị dự toán trường học - đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo - đơn vị dự toán cấp 1). Sự nghiệp giáo dục - đào tạo chủ yếu quyết toán chi ngân sách cấp huyện, nên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện. Chi sự nghiệp giáo dục bao gồm các khoản như: kinh phí chi lương cho giáo viên, kinh phí tăng theo mức lương tối thiểu tăng, kinh phí ưu đãi cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 61, phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định 54... và các khoản hỗ trợ cho học sinh theo Quyết định 112 của Chính phủ, kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49...

Trong tổng số kinh phí cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì chi lương phụ cấp lương và các khoản có tính chất lưong chiếm khoảng 90% - 93%, phần chi đảm bảo hoạt động chỉ đạt 7% - 10%. Điều đó cho thấy công tác xã hội hoá giáo dục rất cần thiết, cấp bách và thực tế trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện, công tác xã hội hoá giáo dục cũng đạt được những kết quả đáng kể tạo nguồn, đáp ứng một phần nhu cầu chi thường xuyên của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần Tỉnh Hà Giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)