Nguyên tắc xây dựng và Quản lý đội ngũ chuyên viên tại Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ chuyên viên tại đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 86)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2. Nguyên tắc xây dựng và Quản lý đội ngũ chuyên viên tại Đại học

Hà Nội

Để hệ thống giải pháp Quản lý đội ngũ chuyên viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đảm bảo tính khả thi khi dựa vào triển khai thực hiện, trong quá trình xây dựng quản lý cần quán triệt một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong QLNLCV nói chung, Quản lý đội ngũ chuyên viên nói chung mỗi biện pháp quản lý phát triển đƣợc coi là một thành tố của hệ thống biện pháp quản lý NNL. Vì vậy, sự vận hành của mỗi thành tố đó phải đảm bảo trong mối tƣơng tác qua lại hữu cơ, gắn bó với nhau sao cho hiệu quả. Hệ giải pháp xây dựng phải có tính hệ thống, nó đƣợc xác định trên khung lý thuyết chung về Quản lý đội ngũ chuyên viên (làm việc trong ngành giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, thúc đẩy phát triển, nghiên cứu, phục vụ…) của ĐH. Hai nhánh có liên quan trong quản lý nguồn nhân lực đó là đối tƣợng nhân lực (tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động…) và môi trƣờng nguồn nhân lực (tạo môi trƣờng làm việc, mở rộng quy mô công việc, quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức…) cũng sẽ đƣợc đề cập trong hệ giải pháp. Đồng thời, các giải pháp phải liên kết, hỗ trợ, tạo thành chuỗi liên kết thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề ra hệ thống các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ chuyên viên có chuyên môn trong quản lý đòi hỏi phải căn cứ vào thực trạng quản lý chuyên viên của đơn vị. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các biện pháp quản lý nhân lực chuyên viên theo truyền thống, áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý, cập nhật tính hiện đại của thời đại, đồng thời vận dụng CNTT trong quản lý chuyên viên đại học.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý đội ngũ chuyên viên của đơn vị phải thực hiện đƣợc và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng mở rộng quy mô, khẳng định chất lƣợng công việc. Tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lƣợng công việc đƣợc đo bởi hiệu quả công việc từ các biện pháp quản lý đó mang lại.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Hiệu quả là kết quả đích thực”

Nhƣ vậy, hiệu quả quản lý chất lƣợng công việc là kết quả đích thực của biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo đó mang lại góp phần đạt mục tiêu trong hoạt động. Hiệu quả của biện pháp quản lý chất lƣợng c đƣợc tông việc thể hiện ở các đặc trƣng:

Kết quả đạt đƣợc của biện pháp quản lý nhân lực chuyên viên đội ngũ phải hƣớng tới mục tiêu kết quả công việc đƣợc giao.

Kết quả biện pháp quản lý nhân lực chuyên viên phải có tác động đến cả quá trình quản lý và cán bộ quản lý, chuyên viên…làm biến đổi chất lƣợng hiệu quả cao trong đơn vị.

Tuy nhiên khi đánh giá tính hiệu quả của biện pháp quản lý chất lƣợng nhân lực của đơn vị và các biện pháp quản lý nhân lực chuyên viên nói chung cần đƣợc xem xét một cách toàn diện, tổng thể, đảm bảo tính khách quan và phải có “chuẩn” để đo lƣờng chất lƣợng công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ chuyên viên tại đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)