Khái quát về đội ngũ chuyên viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ chuyên viên tại đại học quốc gia hà nội (Trang 57 - 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về đội ngũ chuyên viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội

Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trƣơng của Thƣờng vụ Bộ Chính trị (văn bản số 315-TB/TW ngày 29/8/2000) và thực hiện Nghị định số 07/2001/NĐ- CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ, đặc biệt sau 5 năm triển khai kế hoạch chiến lƣợc phát triển 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với mô hình tổ chức của một đại học tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong mọi hoạt động, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã trở thành đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu khoa học cơ bản, đào tạo chất lƣợng cao, trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, xứng đáng với vai trò đầu tàu đổi mới và nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học nƣớc nhà. Chiến lƣợc phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tiếp tục xác định các mục tiêu và giải pháp, tạo sự đồng thuận và các điều kiện thuận lợi để toàn thể cán bộ, sinh viên sáng tạo, gia tăng các giá trị, đƣa ĐHQGHN tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lƣợc GDĐT và chiến lƣợc KHCN của quốc gia, góp phần đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại.

Thực hiện chủ trƣơng mang tầm chiến lƣợc của Đảng, xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nƣớc và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/CP, ngày 10-12-1993, về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại một số trƣờng đại học có bề dày truyền thống và viện nghiên cứu khoa học lớn ở Hà Nội. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành lớn của cả nƣớc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo Quy chế riêng, đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Hiện nay, hệ thống tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi đƣợc điều chỉnh, sắp xếp lại bao gồm: Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội tham mƣu, giúp việc cho Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn thể) và 34 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc

Đại học Quốc gia Hà Nội là mô hình đơn vị sự nghiệp giáo dục có thực thể hữu cơ, liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực. Đánh giá mô hình các trƣờng ĐH, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Đức Đam đã khẳng định ĐHQGHN đã đi đúng hƣớng trong việc xây dựng và phát triển mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế số 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ(12)

Trong năm 2016, để phù hợp với Luật GDĐH và thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng nhau thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động mới về ĐHQG và các đơn vị thành viên thay thế cho Nghị định và Quy chế đã ban hành vào năm 2001. Bản Nghị định và Quy chế về ĐHQG và các đơn vị thành viên đang đƣợc các Bộ, ngành liên quan góp ý, chỉnh sửa, và sau này (khi đƣợc ban hành) sẽ góp phần tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, là sự kỳ vọng to lớn của tập thể công chức, viên chức của ĐHQGHN.

Nhƣ vậy, trải qua gần 22 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ, ĐHQGHN đã vƣợt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu

có ý nghĩa quyết định đối với quá trình xây dựng mô hình đại học đạt chuẩn quốc tế ở nƣớc ta.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ cấu tổ chức đặc biệt (so với các trƣờng đại học khác ở Việt Nam) gồm 3 cấp quản lý Hành chính:

Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối đƣợc giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc hàng năm, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.

Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên là các cơ sở đào tạo - nghiên cứu do Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định thành lập, trong đó Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên và Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là hai trƣờng đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các đơn vị có tƣ cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.

Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dƣới sự quản lý trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ. Các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tƣ cách pháp nhân và quyền tự chủ nhƣ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khác đƣợc quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học-Công nghệ. Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng và các phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm.(12) Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị có số lƣợng GS, PGS, TSKH, TS cao nhất cả nƣớc, đến nay với 67 GS, 370 PGS, 1096 TSKH, TS. Tỉ lệ chuyên viên có học vị thạc sĩ trở lên là 80%. cao nhất trong các Đại học, Học viện, trƣờng Đại học trong nƣớc. Là nơi tập trung đông đảo các giáo sƣ đầu ngành, với 120 chuyên ngành đào tạo đại học, 121 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 118 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Tính đến hết năm 2016, ĐHQGHN có 36đơn vị trực thuộc, trong đó: - Đơn vị đào tạo (14 đơn vị): Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên, Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng ĐH Ngoại ngữ, Trƣờng ĐH Công nghệ, Trƣờng ĐH Kinh tế, Truờng Đại học Việt Nhật, Trƣờng ĐH Giáo dục, Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị và kinh doanh, Khoa Sau đại học, Khoa Y - Dƣợc, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao.

- Đơn vị nghiên cứu KH&CN (8 đơn vị): Viện Quốc tế Pháp ngữ, Viện Công nghệ Thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục, Viện Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Viện Trần Nhân Tông

- Đơn vị phục vụ (12 đơn vị): Nhà Xuất bản, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Ban Quản lý các dự án, Trung tâm Dự báo và Phát triển Nguồn nhân lực, Trung tâm Kiểm định chất luợng giáo dục, Trung tâm Khảo thí, Ban Quản lý Dự án truờng Đại học Việt Nhật, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.3. Chiến lược trong Quản lý Đại học Quốc Gia Hà Nội

Sứ mệnh trong Quản lý Đại học Quốc Gia Hà Nội

Sứ mệnh cũ (trước 2010)

Xây dựng và phát triển ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, từng bƣớc tiếp cận trình độ quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam; đóng vai trò nòng cốt và đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học nƣớc nhà; là trung tâm giao lƣu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hóa của cả nƣớc.

Sứ mệnh mới (từ 2010)

Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài; sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ (NCKH&CN) đỉnh cao, chuyển giao tri thức; đóng vai trò nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Mục tiêu chiến lƣợc trong Quản lý Đại học Quốc gia Hà Nội

Phấn đấu xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, vƣơn lên nhóm 200 ĐH tiên tiến của thế giới trong giai đoạn 2016-2030; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao , trình độ cao , bồi dƣỡng nhân tài , nghiên cƣ́u KH &CN đỉnh cao, chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cốt và tiên phong trong đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ chuyên viên tại đại học quốc gia hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)