Thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ (Trang 48 - 53)

2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ

Agribank – Chi nhánh Láng Hạ trong những năm qua luôn được đánh giá là một trong số những Chi nhánh có hiệu quả kinh doanh hàng đầu trong hệ thống Agribank. Trải qua hơn 15 năm trưởng thành và phát triển ở một trong những địa bàn cạnh tranh gay gắt về hoạt động ngân hàng, Agribank – Chi nhánh Láng Hạ đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng, và là một Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn tại Thủ đô, được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là Chi nhánh đầu mối phục vụ Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Quân đội và nhiều Tổng công ty 90 – 91 khác.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường tiền tệ có những diễn biến bất thường cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Agribank - Chi nhánh Láng Hạ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Kết thúc năm tài chính 2013, ngoài kết quả tài tại Chi nhánh vẫn hoàn

thành kế hoạch đề ra thì đa số các chỉ tiêu kinh doanh đều sụt giảm so với năm trước (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chính

của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 Doanh số Tăng trƣởng (%) Doanh số Tăng trƣởng (%) Doanh số Tăng trƣởng (%) Nguồn vốn 9.888 10.002 1,2% 11.804 18% 12.322 4,4% Dư nợ 4.335 4.424 2,1% 2.946 -33,4% 2.640 -10,4% Tổng thu 852,7 1.139,4 33,6% 1.258,4 10,4% 1.045 -17% Thu dịch vụ phi tín dụng 28,6 44,5 55,6% 37,8 -15,1% 31,1 -17,7% Tổng chi 674,3 897,7 33,1% 1.001,4 11,6% 831,9 -16,9% Chênh lệch Thu - Chi 178,4 241,7 35,5% 257 6,3% 212,8 -17,2% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng

Hạ các năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

2.1.3.1 Huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, Agribank – Chi Nhánh Láng Hạ sử dụng các hình thức huy động vốn đa dạng, thích hợp với từng nguồn vốn, vận dụng linh hoạt các hình thức huy động phù hợp với từng điều kiện cụ thể, đối với cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nguồn vốn của Agribank – Chi Nhánh Láng Hạ liên tục tăng trưởng qua các năm (xem Bảng 2.2).

Phân tích Bảng 2.2 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 10.002 tỷ đồng tăng 1,2% so với năm 2010, đến năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 11.804 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2011. Cơ cấu nguồn vốn

theo kỳ hạn tương đối ổn định, tiền gửi trung và dài hạn luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn, giúp cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh. Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Agribank - Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng vốn huy động 9.888 10.002 11.804 12.322 Theo kỳ hạn: - Không kỳ hạn 1.797 2.642 4.428 3.402 - Ngắn hạn 1.234 1.880 1.311 3.678 - Trung, dài hạn 6.857 5.479 6.065 5.242 Theo thành phần kinh tế: - Dân cư 2.584 2.869 3.366 3.892 - Tổ chức kinh tế 6.552 6.440 7.732 7.646 - Các TCTD và khác 752 693 706 784

Theo loại tiền:

- VND 8.345 8.107 10.182 11.119

- Ngoại tệ 1.543 1.895 1.622 1.203

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ các năm 2010, 2011,2012 và 2013)

Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của nguồn vốn, nên ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ luôn chú trọng tới công tác huy động vốn thông qua việc mở các phòng giao dịch trực thuộc phân bố rộng khắp trên địa bàn Hà Nội, cũng như khoán nguồn vốn tới từng cán bộ công nhân viên bên cạnh đó còn đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, có chính sách khuyến mại, hậu mãi hợp lý,…

Phân tích bảng 2.2 cho thấy, tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm, đến 31/12/2013 đạt 12.322 tỷ đồng. Cơ cấu vốn huy động cũng được thay đổi theo hướng tích cực, linh hoạt, cụ thể:

Xét theo kỳ hạn, vốn huy động ngắn hạn có xu hướng tăng trong những năm gần đây, trong các năm 2010 đến 2012 vốn huy động ngắn hạn chiếm chưa đến 20% thì đến năm 2013 vốn huy động ngắn hạn chiếm đến gần 30% tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ đã tác động đến tâm lý cất, giữ tiền của dân cư và thay đổi chủ trương của ngân hàng để tránh rủi ro lãi suất.

Nguồn vốn không kỳ hạn tăng trưởng không đều, năm 2011 tăng 845 tỷ đồng so với 2010, đến năm 2012 tăng tới 1.786 tỷ thì đến năm 2013 lại giảm tới 1.026 tỷ đồng. Điều này phán ánh đúng bản chất của vốn không kỳ hạn là biến thiên và không ổn định.

Nếu xét theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ tăng trưởng đều qua các năm, năm sau tăng trên 10% so với năm trước. Điều nay có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vì nguồn tiền gửi từ dân cư là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao. Bên cạnh đó từ năm 2010 đến năm 2013, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế (nguồn tiền gửi có lãi suất rẻ) luôn duy trì ổn định trên 50% tổng nguồn vốn đã góp phần vào sự ổn định nguồn vốn tại Chi nhánh. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là tiền đề của quá trình kinh doanh thì sử dụng vốn lại là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank - Chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện đầu tư có chọn lọc và thẩm định kỹ, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh nhằm tăng trưởng tín dụng, dần dần đã thay đổi cơ cấu và tỷ trọng đầu tư. Kiên quyết không đầu tư những dự án không hiệu quả, không đảm bảo

Bên cạnh đó hoạt động tín dụng vẫn là mảng nghiệp vụ mang lại doanh thu chủ yếu cho Agribank – Chi nhánh Láng Hạ. Vì vậy, Agribank – Chi nhánh Láng Hạ không ngừng mở rộng đầu tư vốn tín dụng với nhiều hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn; cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá; cho vay tài trợ theo chương trình, dự án; hợp vốn đồng tài trợ các dự án lớn; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vay khép kín chu trình sản xuất – lưu thông; cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ; và các hoạt động đầu tư hiệu quả khác.

Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh Láng Hạ từ năm 2010 đến năm 2013 được trình bày trong Bảng 2.3.

Qua Bảng 2.3 ta thấy, dư nợ tín dụng cso xu hướng giảm dần qua các năm, 2013 là 2.640 tỷ đồng chỉ bằng 89,6% so với năm 2012 và bằng 59,7% so với năm 2011, như vậy dư nợ tín dụng đã giảm hơn 40% so với 2 năm liền kề do các nguyên nhân chủ yếu sau: Agribank buộc Chi nhánh phải cắt giảm 1.500 tỷ dư nợ ngoài kế hoạch trong năm 2012, cùng với đó là những khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp phá sản và thu hẹp quy mô sản xuất, thị trường bất động sản đóng băng,… đã làm thu hẹp đối tượng khách hàng tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dƣ nợ 4.335 4.424 2.946 2.640

Theo kỳ hạn cho vay

- Dư nợ ngắn hạn 1.393 1.077 972 946

- Dư nợ trung hạn 1.949 2.267 857 614

Theo thành phần kinh tế

- Công ty Cổ phần 1.761 1.881 1.656 1.516

- Công ty Nhà nước 2.041 1.615 638 547

- Công ty TNHH 265 691 474 402

- Cá nhân 268 237 178 175

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ các năm 2010, 2011, 2012 và 2013)

Mục tiêu của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ là tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn ở mức thấp, theo báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng hạ giai đoạn năm 2010 đến năm 2013 thì tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là: năm 2010 là 1,01%

(43,8 tỷ/4.335 tỷ đồng), năm 2011 là 0,85% (37,5 tỷ/4.424 tỷ đồng), năm 2012

là 1,56% (46 tỷ/2.946 tỷ đồng), năm 2013 là 2,3% (60,8 tỷ/2.640 tỷ đồng). Điều này cho thấy đại đa số các dự án cho vay của Chi nhánh đều làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Agribank – Chi nhánh Láng Hạ luôn tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn nhanh nhất có thể, song cũng quán triệt không bỏ qua một khâu nào trong quy trình cho vay. Chi nhánh đặc biệt quan tâm tới khâu thẩm định dự án, đảm bảo dự án khả thi, có nguồn thu và kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ rõ ràng mới thực hiện giải ngân. Đồng thời, ngân hàng cũng phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội … để phát triển khách hàng, xác minh tính xác thực của dự án cho vay, tài sản đảm bảo và các thông tin khác liên quan đến khách hàng. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ luôn ở dưới mức cho phép.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)