2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –
2.2.1 Dịch vụ thanh toán
2.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước
Hoạt động thanh toán trong nước là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn không những nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín của ngân hàng và tạo nguồn thu không nhỏ từ phí dịch vụ thanh toán mà còn tạo ra nguồn vốn lớn với lãi suất đầu vào thấp thông qua số dư trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Từ những nhận thức trên trong hơn 10 năm qua Agribank đã hết sức quan tâm và không ngừng đầu tư nhằm hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thanh toán nói riêng bằng việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Với việc triển khai thành công dự án IPCAS đã giúp cho Agribank có cơ sở dữ liệu tập trung và các chi nhánh trên toàn hệ thống kết nối online với nhau giúp cho việc thanh toán giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống Agribank diễn ra đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chính xác. Bên cạnh đó đây cũng là nền tảng công nghệ quan trọng giúp cho Agribank có thể kết nối thanh toán dễ dàng với Ngân hàng nhà nước cũng như với các ngân hàng thương mại khác.
Bảng 2.4: Kết quả thanh toán trong nƣớc của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số món Số tiền (Quy VND) Số món Số tiền (Quy VND) Số món Số tiền (Quy VND) Số món Số tiền (Quy VND) Tổng doanh số thanh toán 689.527 172.313 760.101 160.873 782.953 153.109 969.340 144.319 Trong đó:
- Thanh toán trong cùng hệ thống Agribank
347.753 84.480 393.518 63.718 401.215 54.887 513.122 51.474
- Thanh toán bù
trừ giấy 6.738 1.380 5.440 2.113 5.404 354 7.834 603
- Thanh toán điện
tử liên ngân hàng 307.668 67.698 330.722 78.902 344.390 81.482 411.420 75.303 - Thanh toán song
phương 27.368 18.755 30.421 16.140 31.944 16.386 36.964 16.938
Qua Bảng 2.4 ta thấy, tuy tổng doanh số thanh toán giảm nhưng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Láng hạ ngày càng tăng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Năm 2011 có 760.101 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ tăng hơn 10% so với năm 2010 thì đến năm 2013 có tới 969.340 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ tăng hơn 23,8% so với năm 2012. Trong điều kiện hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì những con số này cho thấy dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng.
Bằng việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn, Agribank – Chi nhánh Láng Hạ còn thu hút khách hàng bằng chính sách về phí dịch vụ thanh toán rất cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác cùng địa bàn và có những chính sách miễn giảm phí cho những khách hàng có quan hệ truyền thống.
Qua các dịch vụ thanh toán của mình từ năm 2010 đến năm 2013, năm nào Agribank – Chi nhánh Láng Hạ cũng lưu chuyển trên 150 ngàn tỷ đồng, giúp cho các khách hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian và góp phần ổn định chính sách tiền tệ cho nền kinh tế.
* Thanh toán trong cùng hệ thống Agribank
Khách hàng có rất nhiều lựa chọn trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán trong cùng hệ thống Agribank. Nếu khách hàng có tài khoản thanh toán mở tại Agribank khi thực hiện chuyển tiền cho đối tác, lệnh chuyển tiền sẽ được cập nhật ngay tức thời nên mỗi giao dịch được hoàn tất ngay sau khi giao dịch viên nhập xong dữ liệu vào hệ thống và người hưởng có thể nhận tiền ngay sau khi giao dịch chuyển tiền kết thúc. Thông thường mỗi giao dịch diễn ra chưa đến một phút. Bên cạnh đó với dịch vụ
gửi, rút nhiều nơi khách hàng có tài khoản tại Agribank có thể gửi tiền và rút tiền tại bất kỳ một chi nhánh nào thuộc Agribank, đã giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí giao dịch.
Không chỉ các khách hàng có tài khoản tại Agribank mà cả các khách hàng vãng lai muốn chuyển tiền cho người thân bằng chứng minh thư tại tất cả các chi nhánh của Agribank trên toàn quốc cũng được Agribank hỗ trợ thực hiện giao dịch chuyển tiền.
Nhờ đó số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng hệ thống Agribank không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2010 có 347.753 lượt khách hàng thì đến năm 2013 có 513.122 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ tăng 47,6% với số tiền 51.474 tỷ đồng.
* Thanh toán ngoài hệ thống Agribank
- Thanh toán bù trừ trên địa bàn
Đây là hình thức thanh toán truyền thống và là một kênh thanh toán không thể thiếu đối với mỗi ngân hàng. Agribank – Chi nhánh Láng Hạ hiện nay tham gia thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn tại phiên giao dịch lúc 3h chiều hàng ngày do Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội làm đầu mối thông qua hình thức truyền file giữ liệu đến Ngân hàng Nhà nước và chuyển chứng từ giấy đến các ngân hàng thành viên. Kênh thanh toán này không chỉ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng mà còn phục vụ cho các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank có nhu cầu chuyển tiền đến các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng chính là cách thức mở rộng khả năng thanh toán của các chi nhánh Agribank, đáp ứng nhu cầu thanh toán khác địa bàn của khách hàng. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán đã có những bước tiến qua từng năm, đã giúp khách hàng có thể sử dụng các kênh thanh toán khác nhanh chóng hơn. Chính vì vậy mà thanh toán bù
trừ trên cùng địa bàn của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ đã giảm dần cả về số lượng khách hàng lẫn số thanh toán, năm 2010 có 6.738 món với tổng số tiền 1.380 tỷ đồng thì đến năm 2013 chỉ còn 5.234 món với tổng số tiền 603 tỷ đồng giảm gần 32,4% về số món và 56,3% về số tiền so với năm 2010.
- Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Tháng 5 năm 2002 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây được coi là bước đột phá lớn trong việc theo dõi và quản lý tốt hơn hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng. Bởi hệ thống thanh toán này dựa trên việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, cho phép thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau thông qua mạng máy tính, trên cơ sở chứng từ điện tử và chữ ký điện tử, đã giúp việc thanh toán được thực hiện an toàn và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, đối với ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giúp ngân hàng tập trung toàn bộ các nguồn vốn khả dụng thông qua tài khoản duy nhất ở Ngân hàng Nhà nước, có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt nhất. Trong khi nếu không có hệ thống thanh toán này sẽ có thể xảy ra việc có chi nhánh thừa vốn, có chi nhánh lại thiếu vốn ...
Agribank - Chi nhánh Láng Hạ là một trong số ít chi nhánh của Agribank trên địa bàn Hà Nội được Ngân hàng Nhà nước và Agribank cho phép thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng. Và Agribank - Chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện tốt công việc của mình, được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.
- Thanh toán Song phương
Trong năm 2004, hệ thống thanh toán song phương giữa 3 ngân hàng Thương mại (Agribank, BIDV, VietinBank) được thiết lập nhằm rút ngắn
thời gian chuyển tiền thanh toán bằng chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo đó các khoản thanh toán chuyển tiền bằng tiền đồng Việt Nam của các Doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tại 3 ngân hàng sẽ được xử lý tự động và thời gian chuyển tiền cũng được rút ngắn đáng kể. Cũng chính vì thế mà doanh số thanh toán song phương tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ với BIDV và Vietinbank đã tăng đáng kể qua các năm, đến năm 2012 đã thực hiện 31.944 món với tổng số tiền 16.386 tỷ đồng. Theo đó các giao dịch tại Agribank cũng như tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ với đối tác hưởng tại BIDV và Vietinbank sẽ được thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau không thông qua trung tâm thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Agribank – Chi nhánh Láng Hạ đã tham gia hầu hết các kênh thanh toán bằng VND trong nước như thanh toán trong cùng hệ thống, thanh toán bù trừ, thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Bên cạnh đó Agribank – Chi nhánh Láng Hạ còn biết tận dụng những thế mạnh của Agribank đó là một ngân hàng thương mại lớn, hiện đại có mạng lưới chi nhánh phủ khắp cả nước để cung cấp những dịch vụ thanh toán trên quy mô lớn, hướng tới những đối tượng khách hàng có nhu cầu giao dịch lớn. Nhờ đó tăng thêm nguồn thu cho chi nhánh và khẳng định thế mạnh về thanh toán trong nước của Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Láng Hạ nói riêng so với các ngân hàng thương mại khác.
2.2.1.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, hiện nay Agribank – Chi nhánh Láng Hạ cung cấp cho khách hàng một số hình thức thanh toán quốc tế phổ biến sau:
* Thanh toán chuyển tiền
Bao gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền mậu dịch liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Chuyển
tiền phi mậu dịch bao gồm các hoạt động chuyển tiền cho mục đích học tập, chữa bệnh, chuyển tiền kiều hối, …
Phương thức chuyển tiền thường được áp dụng để trả tiền nợ, trả ứng trước, trả tiền thừa hoặc chi trả kiều hối hay những khoản chi mậu dịch có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trên thực tế phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán không được ưa chuộng trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn có nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức này. Đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng, các NHTM Việt Nam đã và đang tiếp tục chú ý mở rộng phương thức thanh toán này. Phương thức thanh toán chuyển tiền chiếm một tỷ trọng khá cao trong doanh số thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam. Đối với Agribank - Chi nhánh Láng Hạ, thanh toán chuyển tiền là phương thức được áp dụng nhiều trong hoạt động thanh toán quốc tế. Những năm gần đây, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần nhưng nó vẫn là phương thức đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh.
Bảng 2.5: Kết quả thanh toán quốc tế theo phƣơng thức chuyển tiền
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số chuyển
tiền đi (Quy USD) 75.244.255 70.852.694 65.786.210 85.238.785
Doanh số chuyển tiền đến (Quy USD) 170.329.348 123.645.025 49.086.741 25.168.069 Phí dịch vụ chuyển tiền (VND) 1.072.091.221 1.020.476.172 718.885.308 1.108.886.159 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng
Hạ các năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
Bảng 2.5 cho thấy: Tổng doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền tại chi nhánh giảm dần còn phí dịch vụ chuyển tiền trừ năm 2012 sụt giảm thì ba năm còn lại là tương đối ổn định.
Năm 2012 doanh số chuyển tiền đi giảm 13% và phí dịch vụ chuyển tiền đi giảm 33% so với năm 2010, còn doanh số chuyển tiền đến năm 2012 giảm tới 71% so với năm 2010. Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền giảm dần tại Chi nhánh do nhiều yếu tố, song chủ yếu là do hai nguyên nhân chính sau:
- Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy, kinh tế Mĩ, Nhật đều không mấy khả quan, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ,… đều không giữ được đà tăng trưởng như kỳ vọng. Đã tác động, làm ảnh hưởng xấu tới quan hệ về đầu tư và xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam, dẫn đến doanh số thanh toán quốc bị giảm sút nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế thường vấp phải sự phàn nàn của khách hàng do thủ tục chuyển tiền và chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thường gây khó khăn cho khách hàng trong việc xuất trình đầy đủ bộ chứng từ chứng minh mục đích thanh toán của mình. Bên cạnh đó, tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ, hoạt động thanh toán quốc tế thường chỉ được thực hiện tại các quầy giao dịch trung tâm mà chưa thực hiện được ở tất cả các Phòng giao dịch, do để triển khai được dịch vụ này đòi hỏi các giao dịch viên phải có trình độ chuyên môn chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nắm chắc các quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Agribank.
* Thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).
Có 3 hình thức thanh toán quốc tế được các NHTM tại Việt Nam sử dụng phổ biến là: chuyển tiền, nhờ thu và L/C, trong đó thanh toán theo phương thức thư tín dụng chứng từ (L/C) phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tại Agribank – Chi nhánh Láng Hạ, các số liệu thống kê cho thấy phương thức thanh toán
L/C trong những năm gần đây tuy có doanh số cao nhưng tăng trưởng không ổn định.
Qua Bảng 2.6 ta thấy tuy doanh số thanh toán L/C tại Chi nhánh tăng giảm không lớn qua các năm nhưng phí dịch vụ mở L/C lại sụt giảm mạnh. Phí dịch vụ mở L/C năm 2011 giảm tới gần 50% so với năm 2010, đến năm 2012 tuy có tăng trở lại nhưng nếu so với năm 2010 vẫn sụt giảm mạnh.
Bảng 2.6: Kết quả thanh toán quốc tế theo phƣơng thức L/C
Chỉ tiêu
Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số Doanh số Tăng/ Giảm Doanh số Tăng/ Giảm Doanh số Tăng/ Giảm - L/C nhập (Triệu USD) 532 561 + 29 548 - 18 370 -178 - L/C xuất (Triệu USD) 0,161 0,016 0,145 0 0,016 0 0 - Phí L/C (Triệu VND) 3.356 1.683 - 1.673 1.735 + 62 566 - 1.169
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ các năm 2010, 2011, 2012 và 2013)
Xét theo cơ cấu thanh toán L/C, ta thấy rõ sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu thanh toán L/C tại Chi nhánh. Trong 2 năm 2010 và 2011 doanh số L/C xuất chưa tới 0,03% so với doanh số L/C nhập, thậm chí đến hai năm 2012 và 2013 không có phát sinh L/C nhập. Việc này sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc chủ động nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán L/C, gây những bất lợi cho Chi nhánh, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu. Sự bất cập này cũng thể hiện một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa có sự tin cậy với Chi nhánh trong quan hệ thanh toán hàng xuất khẩu. Đây cũng chính là bất cập chung cho toàn hệ thống Agribank khi doanh số L/C xuất chỉ bằng khoảng 24% doanh số L/C nhập.
Bên cạnh đó đến năm 2013 doanh số mở L/C tại Chi nhánh sụt giảm cả về doanh số và phí, do Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh Láng Hạ nói riêng chưa được sự tín nhiệm của các đối tác nước ngoài trong thanh toán quốc tế. Hoạt động kinh doanh của Agribank trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Agribank phải tái cơ cấu cũng làm giảm uy tín của Agribank. Hiện nay hầu hết các đối