Định hƣớng phát triển và nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 100 - 102)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển và nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ

cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ của tỉnh Hà Giang đến năm 2020

4.1.1. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

Phát triển hệ thống giao thông là việc làm hết sức cần thiết, nhằm phát triển một cách toàn diện, tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế - xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đảm bảo sự thông suốt trong giao thông khu vực, tạo sự thuận tiện trong trao đổi hàng hóa và đi lại của ngƣời dân. Để nâng cao chất lƣợng các công trình giao thông và phổ cập trên địa bàn, tăng diện tích khu vực và quy mô dân số đƣợc sử dụng GT với chất lƣợng cao, trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn theo các định hƣớng cơ bản sau:

- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn liên kết giữa các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh; chú trọng phát triển giao thông hƣớng ngoại. Đầu tƣ phát triển giao thông cho các đô thị, các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng định canh, định cƣ và vùng biên giới gắn với quốc phòng an ninh. Phát triển đƣờng GT cho phƣơng tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã và cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ đƣờng cứng, rải nhựa đạt 100%. Nghiên cứu xây dựng đƣờng thủy nội địa, cảng hàng không nội địa ở Tân Quang, huyện Bắc Quang.

- Cần có quy hoạch mạng lƣới giao thông rõ ràng, và có tính khả thi. Hệ thống đƣờng bộ bất cứ vùng nào cũng gồm các tuyến đƣờng đƣợc phân

làm nhiều cấp, tạo nên một mạng lƣới. Các đƣờng tiếp cận cơ bản từ các trung tâm xã chỉ là một bộ phận mạng lƣới đƣờng. Việc hoàn thành chƣơng trình quốc gia về đƣờng tiếp cận cơ bản bằng cách đầu tƣ cho các tuyến đƣờng cấp cao hơn và thấp hơn của mạng lƣới các đƣờng Quốc lộ, tỉnh lộ, các đƣờng huyện và xã, sẽ đáp ứng hơn các nhu cầu tiếp cận. Việc hoàn thành chƣơng trình cũng sẽ đảm bảo toàn bộ lợi ích tiềm tàng của việc tạo các tuyến đƣờng tiếp cận từ trung tâm xã đến trung tâm huyện, tỉnh và thành phố Hà Giang nhƣ lƣu lƣợng giao thông tăng lên trên các tuyến đƣờng tiếp cận cơ bản. Đối với nhiều xã, thôn, bản việc đến trung tâm huyện phải đi qua đƣờng tiếp cận cơ bản, rồi sau đó đƣợc nối với đƣờng tỉnh. Một số tuyến đƣờng cấp cao hơn có đƣờng tiếp cận cơ bản nối tới ở trong tình trạng xấu hoặc chƣa đƣợc nâng cấp, cần phải đƣợc tiếp tục đầu tƣ cho khôi phục và nâng cấp nhằm mang lại khả năng tiếp cận liên tục với trung tâm huyện, tỉnh trong mọi điều kiện thời tiết.

- Cần có sự kết hợp hài hòa giữa xây dựng đƣờng mới với khôi phục, nâng cấp các đƣờng tiếp cận cơ bản nhằm đạt đƣợc sự nối tiếp trọn vẹn từ các trung tâm xã đến huyện và tỉnh.

4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020 đến năm 2020

Hà Giang là tỉnh miền núi song lại có vị trí chiến lƣợc quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng an ninh. Vì vậy, việc đầu tƣ phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo yêu cầu của tỉnh cũng nhƣ của quốc gia là đòi hỏi cấp bách.

Bảng 4.1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2011 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Công trình Thực hiện năm 2011 – 2015 Dự báo năm 2016 – 2020 Nguồn vốn Đầu tƣ BQ năm Đầu tƣ BQ năm Tổng cộng 9.150,9 2.287,7 15.800,6 3.160,1 I QL 2.785,1 696,3 5.417,7 1.083,5 TPCP, NS II Đƣờng tỉnh 1.860,8 465,2 3.205,8 641,2 TPCP, NS III Đƣờng huyện 3.385,0 846,3 5.417,1 1.083,4 TPCP, NS, nguồn khác IV Đƣờng xã 1.120,0 280,0 1.760,0 352,0 TPCP, NS, nguồn khác

Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nhƣ vậy, nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ trong 5 năm tới là rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về vốn để đầu tƣ cho giao thông đã vƣợt ra ngoài năng lực tài chính của tỉnh. Trong điều kiện đó, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)