Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng giao
3.3.1. Những thành tựu cơ bản
Xuất phát từ đặc điểm của đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông là mang tính chất công cộng và xã hội hoá cao nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực hạ tầng giao thông cũng khác so với các lĩnh vực khác. Hiệu quả của hoạt động đầu tƣ không mang tính rõ ràng và đƣợc dựa trên cơ sở hiệu quả của các ngành và các lĩnh vực khác.
Trƣớc hết, công trình giao thông đƣờng bộ đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao đặc biệt là đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn nhƣ Hà Giang nên không thể tính theo chỉ tiêu là đóng góp cho NSNN là
bao nhiêu hay thời gian thu hồi vốn nhƣng không phải nhƣ thế là không có hiệu quả mà hiệu quả của nó đƣợc xác định dựa trên các tiêu chí cụ thể nhƣ: Hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tƣ vào hạ tầng giao thông nhƣ thế nào; Tỷ lệ thất thoát vốn có nhiều hay không; Vốn đc sử dụng có đúng mục đích không; Đóng góp của nguồn vốn đó cho phát triển KTXH của tỉnh nhƣ thế nào? Đặc biệt, tại địa bàn tỉnh Hà Giang thì đóng góp gián tiếp là vô cùng lớn đối với KTXH, bởi vì với tỉnh nghèo nhƣ Hà Giang thì nguồn thu trực tiếp từ hạ tầng giao thông là rất ít, nguồn vốn đầu tƣ KCHTGT chủ yếu đƣợc hỗ trợ từ Trung Ƣơng, do vậy hiệu quả thiết thực hơn cả của việc quản lý vốn NSNN trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Hà Giang đó là việc đảm bảo an sinh xã hội, ANQP, luân chuyển hàng hóa dịch vụ tại địa phƣơng. Sự phát triển của nền kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cƣ, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn từ nƣớc ngoài, đời sống về tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Ngoài ra cũng có thể tính đƣợc dựa trên một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành nhƣ số km đƣờng/ngƣời, tỉ lệ đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ đạt các tiêu chuẩn quốc tế, năng lực vận tải của ngành giao thông đƣờng bộ, khối lƣợng hành khách vận chuyển bằng đƣờng bộ, khối lƣợng hàng hoá vận chuyển bằng đƣờng bộ…
Từ năm 2006 đến năm 2013 công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển giao thông tại tỉnh Hà Giang đã đạt đƣợc những kết quả chủ yếu sau:
Một là, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho lĩnh vực giao thông của tỉnh đã thực hiện đúng qui trình. Cụ thể:
- Công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tƣ, chuẩn bị đầu tƣ đối với các dự án phát triển hạ tầng giao thông từ NSNN đã có nhiều đổi mới, đƣợc công
khai hóa, giúp chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; từng bƣớc khắc phục dần tình trạng đầu tƣ dàn trải để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầu tƣ và có biện pháp tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn cho các chủ đầu tƣ và đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lƣợng công trình và hiệu quả đầu tƣ. Trong thực hiện kế hoạch, các ngành đã chủ động tham mƣu cho tỉnh có biện pháp xử lý điều chuyển vốn của một số công trình tiến độ thực hiện chậm, không có khả năng hoàn thành theo tiến độ cho các công trình có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để sớm đƣa vào khai thác sử dụng.
- Quản lý tốt vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông thời gian qua đã tạo ra đƣợc hệ thống tài sản mới cho nền kinh tế đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thúc đẩy các nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển. Vốn NSNN đầu tƣ cho hạ tầng giao thông không ngừng tăng lên. Việc gia tăng nguồn vốn NSNN cho hoạt động đầu tƣ XDCB góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định của nền kinh tế tỉnh giai đoạn 2006 - 2013, GDP tăng bình quân 13,41%/năm (niên giám thống kê, 2006-2013).
- Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông đã hƣớng tới tiết kiệm và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn này. Việc lập kế hoạch, phân bổ vốn, giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tƣ đã theo trình tự, quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn, thanh toán vốn đầu tƣ của Bộ Tài chính. Quá trình tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ cho các nhà thầu theo quy định của nhà nƣớc về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình và điều khoản của hợp đồng. Đa số các dự án XDCB đều lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch xây dựng và sử dụng đất; Công tác bố trí cán bộ, công chức và ngƣời lao động đảm bảo theo yêu cầu công việc và chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn của nhà nƣớc ban hành.
Hai là, tỉnh đã xây dựng đƣợc kế hoạch đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông theo năm tài khóa trên cơ sở kết quả đạt đƣợc năm trƣớc và nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch. Danh mục các dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông đƣợc đƣa vào kế hoạch đầu tƣ hàng năm có xem xét tới mức độ phù hợp, đáp ứng mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực dài hạn và hàng năm, làm cơ sở cho việc cấp phát vốn NSNN hàng năm cho các công trình.
Ba là, tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt đƣợc nhiều đồ án quy hoạch phục vụ cho việc lập dự án đầu tƣ và quản lý việc đầu tƣ XDCB theo quy hoạch; nhận thức và ý thức của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về xây dựng đã đƣợc nâng cao; việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đã dần đi vào nề nếp, phân rõ đƣợc trách nhiệm của từng bên liên quan trong việc triển khai thực hiện, quản lý dự án.
Bốn là, tỉnh đã xây dựng đƣợc cơ chế, chính sách cho đầu tƣ XDCB cho hạ tầng giao thông phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh, ngang tầm với các đô thị trong vùng và trên cả nƣớc; đồng thời, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản theo mô hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tƣ, thiết kế dự toán. Công khai các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thiết kế dự toán, quyết toán công trình so với thời gian quy định. Công tác phổ biến chế độ, chính sách về quản lý đầu tƣ kịp thời giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ.
Năm là, tỉnh đã xây dựng đƣợc quy chế làm việc của tổ chức bộ máy chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý vốn NSNN khá đầy đủ với những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có phân công nhiệm vụ cụ thể và làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng lĩnh vực tham gia trong công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý vốn NSNN trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Sáu là, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh cơ bản đã đƣợc nâng cao cả về chất lƣợng và số lƣợng. Trình độ và năng lực cán bộ quản lý đầu tƣ XDCB trong lĩnh vực giao thông từng bƣớc đƣợc nâng lên. Hàng năm, đã có các chƣơng trình tập huấn từ nhiều cấp, ngành khác nhau cho cán bộ chuyên môn, chủ đầu tƣ về công tác quản lý đầu tƣ XDCB trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Bảy là, tỉnh đã chú trọng các hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng - HĐND tỉnh; hoạt động của các cơ quan thanh tra nhƣ thanh tra nhà nƣớc tỉnh, thanh tra tài chính, thanh tra các sở, ngành ngày càng đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng, chất lƣợng các cuộc thanh tra, quy trình, phƣơng pháp thanh tra, góp phần quan trọng trong hạn chế, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nợ đọng, đầu tƣ dàn trải trong hoạt động xây dựng sử dụng NSNN.