Các phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 58 - 61)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể

Dự kiến nguồn số liệu đƣợc sẽ sử dụng trong luận văn: Để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây chính là phƣơng pháp nghiên cƣ́u ta ̣i bàn giấy mà tác giả phải trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.

Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tƣ liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Chìa khoá thành công của nghiên cứu tại bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồn thông tin đó. Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ, tin học, thông tin về những dữ liệu, số liệu... vô cùng phong phú.

Có thể lấy đƣợc thông tin từ các nguồn nhƣ: qua hệ thống Internet, các cơ quan thống kê, qua các sách, báo, tạp chí và các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu có đƣợc từ việc sƣu tầm, mua hoặc mƣợn...

Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phƣơng pháp phổ thông nhất, thuận tiện nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với mọi điều kiện và chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhƣ chậm và mức độ tin cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng việc trực tiếp đi nghiên cứu thực tế để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề sự vật, sự việc đang nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu và số liệu

2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy đƣợc từ sách, báo, internet, các wedsite có nguồn gốc hợp pháp, hoạt động dƣới sự quản lý và cho phép của Nhà Nƣớc và nhiều nguồn khác nhƣ thƣ viện, tivi, ….mà có liên quan đến quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc nói chung và liên quan đến quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc trong lĩnh vực hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.

Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học nhƣ các sách, báo, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác. Khảo cứu, kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học đã đƣợc công bố và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng. Các nguồn tài liệu này sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở phần sau của chƣơng này.

Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Hà Giang từ UBND tỉnh, sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Hà Giang, Cục thống kê tỉnh Hà Giang và một số tài liệu khác có liên quan.

Luận văn còn sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng, các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và tạp chí khác có tƣ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua các hệ thống văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ luận giải các vấn đề đặt ra của luận văn.

Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu và đánh giá trƣớc đó bởi những tác giả trƣớc nên việc áp dụng các dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về thời gian và kết quả vì thế tính chính xác sẽ không đƣợc cao.

Đề tài này sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm sử dụng các dữ liệu này để làm dữ liệu phụ, còn dữ liệu chính sẽ là các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại thời điểm nghiên cứu đề tài.

2.2.2.2. Xử lý tài liệu

Toàn bộ dữ liệu và số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh

Đây là phƣơng pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc, mô tả sự biến động và xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế - xã hội. Từ đó đƣa ra những giải pháp để hiện tƣợng phát triển theo chiều hƣớng tốt hơn.

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra bảng thống kê, biểu đồ thể hiện các số liệu cụ thể về tổng số vốn, tỷ lệ vốn Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ

vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phƣơng nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu dự báo cho công tác quản lý và diễn giải, phân tích các vấn đề đặt ra trong đề tài. Bảng thống kê, biểu đồ là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê, biểu đồ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng, vấn đề nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)