Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc ở một số địa phƣơng và bà
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn NSNN của một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có vị trí quan trọng đối với vùng này và đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển của đất nƣớc đã tạo cho Vĩnh Phúc có thêm những lợi thế mới: là một bộ phận
cấu thành vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, ảnh hƣởng mạnh mẽ của các khu công nghiệp Hà Nội nhƣ: Bắc Thăng Long, Sóc Sơn… Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang Đƣờng 18 v.v.. với những cơ hội chủ yếu trên, những năm qua Vĩnh Phúc đã phát huy đƣợc nội lực, thu hút đƣợc đầu tƣ, sau 15 năm phát triển từ một tỉnh nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp. NSNN từ chỗ khó khăn tiến tới có nguồn thu lớn và chủ động. Qua nghiên cứu các tài liệu báo cáo, Vĩnh Phúc có một số điểm đáng chú ý nhƣ sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt cả việc quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN đồng thời với chính sách thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc coi quản lý sử dụng vốn đầu tƣ từ ngân sách là một nguồn vốn mồi, xúc tác tạo tiền đề để phát triển KT-XH. Việc quản lý nguồn vốn này theo một quy trình rất chặt chẽ vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở nhƣng gắn với trách nhiệm cơ sở và sự hƣớng dẫn của cấp trên. Mặt khác, vừa tập trung để làm một số công trình hạ tầng. Đặc biệt là ƣu tiên hạ tầng giao thông vận tải coi đây là khâu đột phá. Tất cả vốn có nguồn gốc NSNN đều phải đƣợc HĐND tỉnh xem xét chuẩn y trƣớc khi phân bổ, quyết định.
Thứ hai, mặc dù đạt đƣợc tốc độ phát triển rất cao, GDP tăng 17-18% năm nhƣng tỉnh luôn coi trọng phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực (coi lao động kỹ thuật cũng là một khâu đột phá quan trọng), phát triển vùng sâu vùng xa và bảo vệ môi trƣờng. Theo phƣơng hƣớng này vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề: đầu tƣ XDCB, giao thông nông thôn, mạng lƣới điện, cấp thoát nƣớc, đầu tƣ phát triển hạ tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với công tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy triển khai quản lý, sử dụng và giám sát rất hiệu quả; tiến độ thực hiện nhanh, tỷ lệ vốn giải ngân hàng năm đạt 90-95%; tỷ lệ đói nghèo hiện nay dƣới 10%, phấn đấu mỗi
năm giảm 2,5%; số lao động qua đào tạo 40% mỗi năm tăng đƣợc 3,6%.
Thứ ba, hàng năm số lƣợng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội lớn (năm 2010 là 13.500 tỷ đồng bằng 61% GDP). Tổng thu ngân sách hiện nay trên 6.250 tỷ đồng gấp đôi chi NSNN trên địa bàn. Tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trƣơng thúc đẩy tăng trƣởng yếu tố vốn bên ngoài, nhất là vốn FDI (2 nhà máy lớn Toyota và Honda), đồng thời phát huy yếu tố nội lực (vốn và nguồn lực tại chỗ) để không quá phụ thuộc vào vốn bên ngoài. Đó là việc thực hiện tốt cơ chế chính sách trong việc quản lý vốn đầu tƣ, áp dụng khoa học công nghệ mới một cách đồng bộ. Đây là những kinh nghiệm để tỉnh khác học tập trong quá trình thực hiện các giải pháp phát triền KT-XH của các địa phƣơng (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc, 2006- 2011).
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
Hƣng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tách khỏi tỉnh Hải Hƣng từ năm 1997. Tuy là một tỉnh mới thành lập, Hƣng Yên đã biết tận dụng lợi thế của mình, có chủ trƣơng, chính sách thông thoáng, tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt, thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong thời gian qua, tỉnh đã ƣu tiên tập trung cho đầu tƣ phát triển nên tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân tăng bình quân 10%/ năm. Trên địa bàn Hƣng Yên có các quốc lộ 5A, 39A, 38, 38B (39B cũ) chạy qua, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận Hƣng Yên 17 km, từ Nhƣ Quỳnh tới Lƣơng Tài; Sông Hồng nối Hƣng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km, Sông Luộc nối Hƣng yên với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hƣng Yên, ngoài ra còn các sông nhỏ khác nhƣ: sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu An, sông Tam Đô, Sông Điện Biên; hệ thống đại thủy nông Bắc Hƣng Hải chủ yếu phục vụ tƣới tiêu cho nông nghiệp tỉnh này.
Là một tỉnh đang phát triển, Hƣng Yên cũng rất quan tâm đến việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN. Mục tiêu là để
giảm thất thoát, lãng phí đối với nguồn vốn quan trọng này. Điểm nổi bật trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN của tỉnh Hƣng Yên là tỉnh đã chú trọng tới việc phối kết hợp giữa các ngành chức năng đảm bảo quy trình bố trí kế hoạch vốn, thanh toán và cấp phát vốn đƣợc thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo mục tiêu tiến độ của các dự án đầu tƣ. Ủy ban nhân dân tỉnh Hƣng Yên đã ban hành 22 Quyết định công bố các bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với tổng số 1.394 thủ tục hành chính, trong đó đứng đầu là Sở Kế hoạch & Đầu tƣ với 201 thủ tục; Cục Thuế 136 thủ tục; Sở Giao thông - Vận tải 112 thủ tục; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 91 thủ tục; Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch 84 thủ tục; Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh 75 thủ tục; Sở Y tế 73 thủ tục; Công an 70 thủ tục; Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội 70 thủ tục; Sở Công thƣơng 65 thủ tục; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng 64 thủ tục; Sở Nội vụ 60 thủ tục; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh 52 thủ tục; Sở Giáo dục và Đào tạo 48 thủ tục; Sở Khoa học và Công nghệ 34 thủ tục; KBNN tỉnh 32 thủ tục; Sở Tƣ pháp 31; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh 26 thủ tục; Sở Xây dựng 24 thủ tục; Sở Tài chính 21 thủ tục; Sở Thông tin và Truyền thông 20 thủ tục; Thanh tra 05 thủ tục. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo tính chính xác, hợp lý của hệ thống văn bản, chứng từ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN, góp phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh Hưng Yên, 2006-2011).
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Giai đoạn 2006 - 2014 , bên cạnh bƣớc phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, một số mặt tồn tại hạn chế trong công tác này cũng đã đƣợc tỉnh Lâm Đồng chỉ ra, đó là: Nội dung và chất lƣợng quy hoạch GTVT cấp tỉnh và các quy hoạch khác còn thiếu đồng bộ. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2013 hệ
thống GTVT chƣa có quy hoạch điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển giao thông vận tải và các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chƣa đƣợc chặt chẽ.
Chƣa có sự liên kết giữa công tác quy hoạch phát triển đƣờng bộ và công tác lập kế hoạch ngân sách vì đến thời điểm này, chỉ mới có 03 công trình (QL.20, QL.28 đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 & 4, ĐT.725) đƣợc triển khai thực hiện trong số 18 công trình quy hoạch thực hiện trong giai đoạn trƣớc năm 2015 và toàn tỉnh chỉ mới có 10 bến xe trên 58 bến xe đƣợc quy hoạch trong giai đoạn trƣớc năm 2015. Hạ tầng giao thông của tỉnh chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Các tuyến Quốc lộ 20,27,28, 28B, 55 là những trục giao thông huyết mạch của tỉnh do đƣợc đầu tƣ đã lâu nhƣng kinh phí phân bổ cho hoạt động duy tu bảo dƣỡng đƣờng rất hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của phƣơng tiện trong giai đoạn hiện nay dẫn đến công trình đã nhanh chóng xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Đối với hệ thống đƣờng tỉnh: Ngoài tuyến đƣờng tỉnh ĐT.723 đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh thì các tuyến còn lại ĐT.721, ĐT.722, ĐT.725 chƣa đƣợc thông tuyến hoàn toàn, chỉ khai thác từng đoạn, chất lƣợng công trình nền mặt đƣờng, cầu cống chƣa cao và chƣa đồng bộ. hệ thống đƣờng địa phƣơng bao gồm đƣờng huyện, đƣờng xã và đƣờng giao thông nông thôn nhìn chung chất lƣợng còn thấp.
Vốn đầu tƣ phát triển đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông cũng chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa huy động đƣợc vốn ngoài ngân sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển. Chính vì vậy, Kinh phí cho hoạt động duy tu bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông chƣa đáp ứng so với nhu cầu nên tình trạng xuống cấp hệ thống cầu, đƣờng khá phổ biến, đặc biệt đối với hệ thống đƣờng địa phƣơng, đƣờng giao thông nông thôn.Việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách nhà nƣớc, trong khi nguồn ngân sách còn hạn chế
nên nhiều công trình đầu tƣ bị kéo dài, chậm hoàn thành và chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán khối lƣợng hoàn thành công trình
Để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra một số giải pháp cụ thể:
Trƣớc hết là Giải pháp về quy hoạch. Để công tác quản lý và thực hiện quy hoạch theo đúng mục tiêu, địa phƣơng tiếp tục hoàn thiện các quy định về công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của các ngành, vùng, địa phƣơng đảm bảo tính đồng bộ, kết nối trong từng ngành, liên ngành, liên vùng trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cần xác định các kế hoạch trung và dài hạn để đầu tƣ và phát triển hạ tầng giao thông trong đó cần ƣu tiên cho những công trình trọng điểm mang tính cấp bách. Tăng cƣờng kinh phí lập quy hoạch để đảm bảo chất lƣợng và nội dung và đồ án quy hoạch.
Về vốn đầu tƣ, trong công tác huy động vốn, sẽ phát huy nội lực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế cho kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch dƣới nhiều hình thức nhƣ BOT, BT, BTO, PPP, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng,…. Phối hợp chặt chẽ với Trung ƣơng đồng thời tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ xây dựng đƣờng Cao tốc, các quốc lộ, các đƣờng tỉnh và các cầu yếu trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, có cơ chế chính sách đối ứng và huy động vốn đóng góp của đơn vị, tổ chức, nhân dân để phát triển đƣờng giao thông nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, đầu tƣ trực tiếp (FDI) của nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế WB, ADB, JICA v.v… Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và hiện đại hoá các phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá tham gia các dịch vụ công nghiệp giao thông vận tải.
Trong sử dụng vốn sẽ ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Các công trình giao thông đƣợc đầu tƣ sẽ đảm bảo nguồn vốn khi triển khai thực hiện, tránh việc đầu tƣ không tập trung, dàn trải dẫn đến tình trạng lãng phí, thi công kéo dài, công trình kém hiệu quả.
Tiếp tục phân cấp quản lý đầu tƣ các công trình cho địa phƣơng để việc quản lý thực hiện đầu tƣ đƣợc hiệu quả. Áp dụng các chính sách ƣu đãi phát triển theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Về giải phóng mặt bằng, có phƣơng án tạo quỹ đất để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cƣ khi triển khai thi công công trình giao thông; bố trí quỹ đất theo hƣớng mở rộng dọc theo tuyến đƣờng để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn; Tăng cƣờng công tác quản lý quỹ đất thuộc hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, tránh tình trạng lấn chiếm xâm phạm đến công trình giao thông đƣờng bộ.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng theo hƣớng rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai thi công công trình, đặc biệt là công trình trọng điểm. Đồng thời có chính sách bồi thƣờng GPMB riêng cho công trình giao thông, đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi ngƣời dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nƣớc trong đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Về quản lý nhà nƣớc, địa phƣơng sẽ tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ hạ tầng giao thông với chính
sách ƣu đãi, thủ tục hành chính gọn nhẹ, thông thoáng. Hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật, chế độ lập và duyệt dự toán, kiểm toán, chế tài xử phạt nghiêm để quản lý, đánh giá, giám sát nhằm bảo đảm chất lƣợng công trình; chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong việc đầu tƣ hạ tầng giao thông. Ứng dụng công nghệ thông tin và phƣơng pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lƣợng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tƣ, rút ngắn tiến độ thực hiện để đƣa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tƣ, phân bổ nguồn vốn để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng các cấp, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của các cấp, các ngành, đồng thời tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. website <http://www.lamdong.gov.vn/> [truy cập tháng 11 năm 2014].