Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang ảnh hƣởng đến phát triển hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 63 - 65)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang ảnh hƣởng đến phát triển hạ

phát triển hạ tầng giao thông và quản lý vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Giang nằm ở cực Bắc của nƣớc ta, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều; Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thƣợng nguồn sông Chảy, sƣờn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp; và Vùng thấp gồm các huyện đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Tính đa dạng, phức tạp và khác biệt về địa hình, lãnh thổ cũng nhƣ về thời tiết, khí hậu…của tỉnh Hà Giang không chỉ tạo ra sự khác biệt của cơ sở hạ tầng nói chung, kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng giữa các vùng, khu vực trong tỉnh mà còn tạo ra những khó khăn rất lớn cho việc tạo lập và phát triển ở mỗi công trình giao thông.

Chính vị trí và địa hình của tỉnh nhƣ vậy nên hệ thống giao thông tại đây chủ yếu là hệ thống đƣờng bộ; còn hệ thống đƣờng thủy rất ít (chỉ có một vài con sông); và đặc biệt là không có đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng hàng không.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hà Giang với dân số khoảng 778.958 ngƣời, trải rộng trên một diện tích khá rộng khoảng 7.914,8892km2, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, Đông nhất là dân tộc mông chiếm khoảng 30,6%, Kinh 12%, Tày

24,9%, Dao 15,2%, Nùng 9,8% còn lại là các dân tộc thiểu số khác nhƣ Bố y, Phù Lá,... Mật độ dân số 97 ngƣời/km², cƣ trú trên địa bàn 10 huyện và 1 thành phố, với 196 xã, phƣờng, thị trấn; 2.069 thôn, bản, tổ dân phố (Tổng cục thống kê, 2013).

Là tỉnh nông nghiệp, đại đa số dân cƣ sinh sống, lập nghiệp từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, KTXH còn trong tình trạng kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn quá nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển còn chậm, thiếu đồng bộ, chất lƣợng thấp.

Ở những vùng sâu vùng xa, vùng cao núi đá phía bắc thuộc địa hình núi cao hiểm trở cũng nhƣ vùng núi đất phía tây địa chất chủ yếu là đất pha cát việc xây dựng công trình giao thông phức tạp, chi phí tốn kém hơn gấp nhiều lần so với vùng núi thấp, vùng đồng bằng.

Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp cũng thƣờng xuyên tác động gây ra những thiệt hại to lớn cho kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt khi có thiên tai xảy ra. Việc khắc phục hậu quả của thiên tai cũng nhƣ việc chống xuống cấp của các hệ thống, công trình do tác động thƣờng xuyên của thời tiết, khí hậu (nhƣ mƣa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm…) luôn đòi hỏi phải đầu tƣ chi phí khá lớn về vốn, vật tƣ, nhân lực mà lẽ ra những khoản đầu tƣ này có thể để dành một phần đáng kể cho việc tạo lập, xây dựng mới các công trình, nâng cấp các tuyến đƣờng.

Đó là một trong những vấn đề không kém phần nan giải trong điều kiện nguồn vốn đầu tƣ cho giao thông còn hạn chế và phân tán nhƣ hiện nay.

- Mạng lƣới đƣờng quốc lộ: Tỉnh Hà Giang có 5 tuyến Quốc lộ đi qua đó là Quốc lộ 2, Quốc lộ 4, Quốc lộ 4C, Quốc lộ 34, Quốc lộ 279 với tổng chiều dài là 454 km.

- Mạng lƣới đƣờng tỉnh: trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến chính với chiều dài 464 km.

- Mạng lƣới đƣờng huyện, xã: Hệ thống đƣờng huyện, xã chủ yếu là do tỉnh đầu tƣ, các huyện đóng góp lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp (tỷ lệ đóng góp khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng huyện) xây dựng và vốn vay của các tổ chức nƣớc ngoài nhƣ WB, IMF…Các tuyến đƣờng này đều do phòng công thƣơng của huyện quản lý. Về hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hiện nay Hà Giang có 169/196 xã, phƣờng, thị trấn đã có đƣờng đến tận trung tâm; trong đó có 86% số xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng nhựa hoặc bê tông, 89% thôn, bản có đƣờng giao thông đi qua.

Sở GTVT chịu trách nhiệm quản lý chung về lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh bao gồm đƣờng bộ (các quốc lộ đƣợc ủy quyền), hệ thống đƣờng địa phƣơng (đƣờng tỉnh, đƣờng huyện, đƣờng xã). Sở GTVT đều có các phòng ban chuyên môn tại cơ sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý giao thông trong đó có lĩnh vực giao thông nhƣ các phòng quản lý giao thông, kế hoạch, vận tải công nghiệp…

Sở GTVT có một ban quản lý dự án (đại diện cho sở GTVT) chịu trách nhiệm quản lý các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh hà giang (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)