Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc ở một số địa phƣơng và bà
1.3.2. Một số bài học rút ra cho tỉnh Hà Giang
Từ hoạt động quản lý vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng giao từ nguồn NSNN tại các tỉnh trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà tỉnh Hà Giang có thể tham khảo và áo dụng sau đây:
Thứ nhất, cần tập trung tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tƣ nhân nƣớc ngoài. Thời gian qua, việc thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ tƣ nhân nƣớc ngoài còn hạn chế, chƣa đạt hiệu quả cao do một số nguyên nhân chủ quan: các quy định về đầu tƣ tƣ nhân trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng chƣa đầy đủ, rõ ràng; thiếu minh bạch trong lựa chọn dự án và nhà đầu tƣ; thiếu sự cam kết và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai… Tóm lại, đối với tƣ nhân nƣớc ngoài cần có 3 điểm chính phải chú ý: xúc tiến đầu tƣ tốt, chính sách rõ ràng hấp dẫn, quỹ đất sạch.
Thứ hai, các ngành, các cấp, các địa phƣơng cần đẩy mạnh hoàn thiện các quy hoạch quan trọng, nhƣ: quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội, không gian hạ tầng và đô thị, sử dụng đất... Quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Có quy hoạch tốt mới có dự án tốt và khi đó mới có nhà đầu tƣ tốt, thu hút các nguồn lực xã hội và nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc đúng nơi, đúng chỗ, phân bổ phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, cần mở rộng các kênh đầu tƣ mới trong xã hội, phải có các cơ chế chính sách đột phá nhằm huy động đƣợc khối tƣ nhân tham gia tích cực hơn trong phát triển kết cấu hạ tầng. Để huy động đƣợc, cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ... Điều quan trọng là cần xây dựng một chiến lƣợc và có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa và huy động tối đa nguồn vốn tƣ nhân trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tìm kiếm các mô hình PPP hợp lý đang là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh nguồn vốn từ xã hội, cần mở rộng lĩnh vực và danh mục dự án đầu tƣ PPP, khắc phục vƣớng mắc về chi phí chuẩn bị đầu tƣ đối với các dự án PPP từ vốn ngân sách, có cơ chế ƣu đãi đầu tƣ...
Thứ tư, chính quyền địa phƣơng cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tƣ trực tiếp sang duy trì một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ điều chỉnh các quan hệ đầu tƣ theo các hình thức PPP, BT, BOT... Chính quyền địa phƣơng chỉ tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tƣ vào các công trình khó huy động các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp. Cùng với đó là thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm dịch vụ hành chính công... làm cho môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch và ổn định.