(tạ) Giá bán ( đồng) Thành ti(đồng) ền RAT Bắp cải 4.500 6.400 28.800.000 Cà chua 4.000 8.800 35.200.000 Rau ăn lá các loại 6.000 7.500 45.000.000
Tổng thu (GO) RAT 109.000.000
Lợi nhuận 43.790.000 RTT Bắp cải 5.200 5.200 27.040.000 Cà chua 4.200 8.000 33.600.000 Rau ăn lá các loại 5.800 3.600 20.880.000 Tổng thu (GO) RTT 81.520.000 Lợi nhuận 31.432.000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2017
Hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT thường cao hơn so với sản xuất rau thường cùng loại, chi phí sản xuất đầu vào của sản xuất RAT thường tăng hơn chi phí sản xuất rau thường, năng suất RAT nhìn chung không cao bằng rau thường nhưng hiệu quả kinh tế RAT vẫn thường cao hơn rau thường, do RAT là sản phẩm có chất lượng tốt nên giá bán trên thị trường cao hơn rau thường. So sánh kết quả và HQKT của sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thường: Đối với sản xuất RAT chi phí sản xuất RAT thông thường chi phí tăng hơn so với sản xuất rau thường nhưng mức tăng chi phí không đáng kể do chi phí thuốc BVTV giảm, lượng đạm giảm… Nhưng chất lượng của RAT cao hơn rất nhiều so với rau thường vì vậy mà giá bán thường là cao hơn và do đó làm tăng thu nhập cho người dân. Theo kết quả của dự
án sản xuất RAT triển khai tại thành phố Bắc Ninh cho thấy, mô hình tổ chức sản xuất RAT năng suất rau không giảm mà có HQKT cao hơn sản xuất rau thường. Do giảm được lượng đạm hóa học bón ruộng, giảm được lượng thuốc BVTV phun trên
đồng ruộng, từ đó giảm được công lao động. Sản phẩm RAT sản xuất ra của thành phố có chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn.
hơn so với sản xuất rau thường, gia trị sản xuất của sản phẩm RAT đạt gần 110 triệu/ha thì rau thường đạt khoảng 81,520 triệu/ha gấp 1,34 lần. Lợi nhuận của sản xuất rau an toàn là 43,790 triệu đồng 1,39 lần so với sản xuất rau thường. Chính vì vậy mà việc cân nhắc chuyển phương án sản xuất rau từ rau thường sang rau an toàn cũng nên có sự cân nhắc của các hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cũng như các địa phương lân cận.
3.2.5.3. Một số tiến bộ trong sản xuất RAT tại thành phố Bắc Ninh
Kết quả điều tra trên toàn bộ địa bàn thành phố Bắc Ninh và các vùng phụ
cận thì hiện nay sản xuất RAT tại thành phố Bắc Ninh đã tuân thủ đúng quy trình,
đưa các ứng dụng công nghệ vào sản xuất cao vì vậy mà hiệu quả từ sản xuất RAT cao rất nhiều lần so với sản xuất rau thông thường
Bảng 3.22. So sánh yếu tố sản xuất rau truyền thống và sản xuất theo quy trình RAT
TT Yếu tố sản xuất Sản xuất truyền thống Sản xuất theo quy trình RAT
1 Đất sản xuất Tự do, tùy thuộc vào địa điểm Nằm trong quy hoạch vùng sản xuất RAT của thành phố
2 Nước tưới Nước sông, ao hqua xửồ lý chưa được Nướcó xc ngử lý thoáng bầm, hoặc nướề mc sông ặt 3 Phương pháp tưới Tưới mặt Tưới phun
4 Phân bón hữu cơ Phân chuồng chlệ lớưn a ủ chiếm tỷ Phân chuồng có ủ, phân vi sinh
5 Thuốc BVTV Không kiểthói quen m soát, dùng theo
Thuốc trừ sâu thảo mộc chiếm 25%, các thuốc còn lại nằm
trong danh mục cho phép 6 Giống sản xuất Giống tiến bdoanh ộ, giống liên Giống tiến bdoanh ộ, giống liên
7 Thời gian cách ly trước
khi thu hoạch Có nhưng ít, dưới 10% Trên 80%
8 Sử dụng nhà lưới Không sử dụng do chi phí cao 40% dùng vòm che thấp, đơn giản, 15% dùng nhà lưới. 9 Sơ chế sau thu hoạch Có. Nhưng nguồn nước phục vụ sơ chế không đảm bảo, chủ yếu là nước ao, hồ. Có. Nước sơ chế chủ yếu là nước giếng khoan đã xử lý bề mặt 10 Nhãn mác sản phẩm Không có Có . 40%HTX đã có nhãn mãn sản phẩm riêng của mình 11 Cửa hàng bán sản phẩm Không có, chchủ yợếu bán ngoài Thành phố có 5 cửa hàng RAT
12 Cán bhuấn nông dân ộ kiểm soát, Tập Không Có
Có thể nhận thấy hiện trạng sản xuất RAT tại thành phố Bắc Ninh đã phát triển. Tại Bắc Ninh, khi diện tích đất canh tác nông nghiệp đã dần bị thu hẹp để
nhường chỗ cho phát triển công nghiệp thì việc ứng dụng vào khoa học công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp nhằm tăng giá trị nông sản. Đến nay, thành phố Bắc Ninh đã có khoảng 720m2 nhà lưới, 250m2 nhà kính để sản xuất rau, hoa cao cấp; 427m2 sản xuất khoai tây nuôi cấy mô.. (số liệu phòng Kinh tế thành phố
Bắc Ninh)
Hiện nay, Bắc Ninh đang tập trung phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; coi nông nghiệp CNC là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững.
* Kỹ thuật canh tác rau an toàn
Với lợi thế vềđất đai màu mỡ và kinh nghiệm của nông dân về sản xuất rau, Bắc Ninh vốn có truyền thống trồng, thâm canh rau màu đạt hiệu quả cao. Khoảng 10 năm gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng rau màu, cây ăn quả ngày càng phát triển. Rau màu trên địa bàn tỉnh được trồng với nhiều loại cây trồng phong phú như: vùng sản xuất đất bãi huyện Gia Bình, Lương Tài với các cây trồng
điển hình cà rốt, dưa các loại…; huyện Yên Phong, Quế Võ tập trung chủ yếu khoai tây và các loại rau ăn lá; Từ thực tế sản xuất, nông dân có những “công thức” luân canh, xen canh rau màu rất hiệu quả, hệ số sử dụng đất trồng tại các vùng chuyên canh rau tăng lên 4-5 lần/năm. Bên cạnh đó, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có vị
trí địa lý thận lợi nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ vào trong sản xuất nhanh chóng và đã trồng được nhiều loại rau màu trái vụ như cà chua, cải bắp, cải trắng... Những rau màu trái vụ thường bán được giá, cao hơn khoảng 30% so với giá bán khi chính vụ. Thu nhập bình quân trồng rau màu của vùng chuyên canh có thể đạt
- Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên rau tại Bắc Ninh
+ Sử dụng phân bón: Qua điều tra thực trạng sản xuất rau an toàn tại các vùng chuyên canh ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy: hầu hết nông dân sử dụng phân bón đơn để bón cho rau, đăc biệt là các chủng loại rau ăn lá ngắn ngày. Trên 60% nông dân sử dụng đạm urê để bón cho rau, ít sử dụng phân bón phức hợp NPK, hoặc kết hợp với phân bón sinh học, Kali, lân super để bón theo đúng quy trình. Dẫn đến nguy cơ tồn dư hàm lượng N03 trên rau là rất lớn.
+ Sử dụng thuốc BVTV: Qua điều tra cho thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất tăng trưởng trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ và chỉ đạo triển khai rất tích cực và có hiệu quả( không có ngộ độc trên địa bàn tỉnh) . Tuy nhiên, nhận thức của nông dân còn hạn chế, cũng như việc lạm dụng trong sản xuất nên khó kiểm soát dẫn đến sản xuất ra có nguy cơ cao không đảm bảo yêu cầu về tính an toàn.
Nông dân trong tỉnh có trình độ thâm canh khá cao, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp lớn. Theo khuyến cáo của các nhà BVTV, thuốc hoá học cần được sử dụng vào thời điểm dịch hại ở ngưỡng gây hại kinh tế nhằm giữ thế cân bằng sinh học giữa quần thể sâu bệnh hại và quần thể thiên địch. Để đạt hiệu quả phòng trừ cao, người nông dân cần phun thuốc vào giai đoạn mẫn cảm của sâu bệnh, tránh phun thuốc vào giai đoạn sâu bệnh có sức sống cao để hạn chế khả năng kháng thuốc.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất RAT
Thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ trồng rau trên thành phố về
cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, tác giảđã tổng hợp thành bảng số liệu dưới đây. Bảng 3.23. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT của các hộ dân STT Cơ sở hạ tầng Đã có (%) Chưa có (%) 1 Hệ thống thủy lợi 93 7 2 Hệ thống đèn chiếu sáng 83 17 3 Hệ thống giao thông nội đồng 69 31 4 Hệ thống nhà lưới 24 76
Về hệ thống thuỷ lợi, theo số liệu điều tra có 93% hộ sản xuất RAT đã có hệ
thống này. Hệ thống thủy lợi là một yếu tố rất cần thiết để phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống dự trữ lượng nước khi mùa khô đến đểđảm bảo luôn có đủ nước tưới cho rau. Bên cạnh đó, khi đã có hệ thống thủy lợi việc nuôi cấy sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và không bị lãng phí nguồn nước. Tuy nhiên có 7% hộ sản xuất chưa xây dựng được hệ thống này, tưới tiêu vẫn sử dụng sức người là chủ yếu, chưa có kế hoạch dự trữ nước khi cần thiết nên năng suất chưa cao mặc dù có diện tích sản xuất khá lớn, đây là một hạn chế cần khắc phục trong sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Theo bảng số liệu, có 83% hộ sản xuất đã có hệ thống đèn chiếu sáng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng thay thế ánh sáng mặt trời giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, kiểm soát môi trường tốt hơn, năng suất cao và ổn định hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và đồng nhất hơn so với trồng ngoài trời và đặc biệt là có thể cung cấp sản phẩm liên tục quanh năm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất bền vững.
Hệ thống giao thông nội đồng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm thu hoạch, nếu hệ thống giao thông này bị xuống cấp sẽ gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, xẽ dẫn đến dập, nát những loại rau củ mềm. Thực tế cho thấy trong số 90 hộ sản xuất được điều tra mới có 69% hộ có hoặc gần đường giao thông nội đồng, còn 31% hộ còn lại chủ yếu có các thửa ruộng cách xa đường giao thông, hoặc đường giao thông xuống cấp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các hộ
sản xuất RAT nên có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, đây vừa là thuận lợi cũng là cơ hội để nhiều nhà phân phối tìm đến mua nông sản hơn.
Hệ thống nhà lưới là một yêu cầu cơ bản đối với các hộ sản xuất RAT, nó giúp bảo vệ rau khỏi các tác nhân bên ngoài như các loài chim, gia súc ăn cỏ hay để
tránh ánh sáng mặt trời quá gay gắt làm giảm chất lượng của rau. Tuy nhiên theo
điều tra khảo sát các hộ gia đình sản xuất RAT có 85% hộ chưa sử dụng hệ thống này vào trong quá trình sản xuất RAT.
* Tình hình bảo quản, sơ chế, chế biến rau an toàn
rửa qua đất cát bám bẩn. Nông dân sau khi thu hoạch rau hoặc đưa trực tiếp ra thị
trường tiêu thụ hoặc bán ngay cho chủ buôn tại đầu bờ.
Tổng số kho phục vụ bảo quản nông sản trong tỉnh khoảng 60 kho lạnh bảo quản, nhưng chủ yếu bảo quản các sản phẩm khác và khoai tây giống ( hàng năm hệ
thống các kho lạnh đã bảo quản được trên 1.500 tấn khoai tây giống và khoảng 500 tấn nông sản). Ngoài ra có khoảng 8 kho bảo quản lạnh sâu (150 khối/kho) bảo quản chủ yếu là cà rốt và nông sản.
Công tác chế biến: Rau an toàn chủ yếu dùng dưới dạng tươi xanh, song chưa được sơ chế, chế biến nên chất lượng cũng như thời gian bảo quản rau không cao và không giữđược lâu.
* Tình hình vận dụng và tác động của chính sách đối với sản xuất, chế biến và bảo quản rau an toàn
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố và các huyện, tuyên truyền người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sản xuất, tiêu dùng rau an toàn.
Các chính sách đã khuyến khích hình thành nhiều cơ sở sản xuất rau an toàn và xây dựng dự án rau an toàn thuộc Khu thực nghiệm Nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, các vùng sản xuất RAT tập trung tại Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài...
Ngoài các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Trung ương ban hành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2003-2015 cũng ban hành một số chính sách
đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hiện nay đang thực hiện các chính sách:
- Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/07/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
- Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
3.2.5.4. Thực trạng tiêu thụ rau ở hộ sản xuất
Tiêu thụ rau ở nông hộ có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có
ưu nhược điểm nhất định. Bán buôn có lợi là bán được khối lượng lớn và không tốn nhiều thời gian nhưng lợi nhuận lại thấp hơn bán lẻ. Bán buôn tại ruộng là có giá bán thấp nhất trong các hình thức bán, nhưng lại phù hợp với sản xuất qui mô lớn và với những hộ thiếu sức lao động.