Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 103 - 106)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT trên

địa bàn thành phố Bắc Ninh

3.4.1. Quy hoch vùng sn xut

Trên quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch, nắm chắc điều kiện tự nhiên, địa lý của từng vùng để bố trí vùng sản xuất RAT và cơ cấu các loại rau hợp lý, phù hợp với quy định của vùng sản xuất RAT

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT , tập trung trong đó ưu tiên các vùng rau sản xuất chuyên canh có các điều kiện về đất, nguồn nước tưới đủ tiêu chuẩn sản xuất RAT, cán bộ cơ sở và nông dân hiểu và tự

nguyện thực hiện quy trình sản xuất RAT theo hướng VietGap.

3.4.2. Áp dng khoa hc k thut vào sn xut

- Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn (khoảng 3 tháng) về kỹ thuật sản xuất RAT và có cấp chứng chỉ cho nông dân ở các vùng sản xuất rau, trước mắt tập trung vào những vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh.

- Tăng cường tìm kiếm, lựa chọn các giống mới, TBKT mới phù hợp trong sản xuất rau và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để xây dựng mô hình trình diễn, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất của rau.

dụng trên rau, nhất là ở các vùng sản xuất rau tập trung để nông dân biết sử dụng. - Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần tuân thủ theo đúng qui trình sản xuất RAT như:

+ Sử dụng đạm, lân, kali phải cân đối hợp lý không lạm dụng đạm vào những thời kỳ phát triển lá..

+ Nguồn nước tưới phải là nước giếng khoan, hoặc nước đã qua xử lý Hiện nay trên địa bàn thành phố hàng năm đều triển khai những mô hình sản xuất RAT trên một số HTX như: HTX Xuân Ổ A - Võ Cường, Phường Đại Phúc, Xã Khắc Niệm…

3.4.3. Xây dng h thng giám sát cht lượng rau

* Về tổ chức sản xuất

- Tăng cường năng lực hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhất là

ở những vùng sản xuất rau tập trung, khuyến khích thành lập các HTX chuyên nghành, các tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

- Thực hiện mua bảo hiểm xã hội cho người lao động trong HTX và tổ hợp tác nhằm tăng sự gắn bó của xã viên với hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Trên cơ sở nghị định 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 của chính phủ về

chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh cần mở rộng mức hỗ trợ, có chính sách ưu đãi hơn để khuyến khích hình thành và thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất RAT. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức

để tổ chức sản xuất lớn theo hướng trang trại, gia trại, doanh nghiệp nông nghiệp, khuyến khích người dân đóng góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất.

* Về giám sát chất lượng rau

- Ở các vùng sản xuất rau tập trung, cán bộ khuyến nông, BVTV cở sở cùng với ban quản lý HTX phải giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn giám sát nông dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật sản xuất an toàn cho từng loại rau.

- Trong khi tỉnh ta chưa có tổ chức chứng nhận chất lượng rau, cần tranh thủ

trong việc tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình, kiểm tra giám sát qui trình sản xuất và chứng nhận chất lượng rau. Đồng thời tỉnh cần hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất RAT qui mô lớn ký hợp đồng thuê các tổ chức chứng nhận ở ngoài tỉnh giám sát chất lượng và cấp chứng nhận RAT.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng rau, định kỳ và đột xuất kiểm tra các cơ sở sản xuất rau an toàn, đồng thời lấy mẫu để phân tích chất lượng, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.4.4. Gii pháp v tiêu th sn xut

Để phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, trước tiên phải khai thác triệt để thị

trường trong nước mà trước hết là thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp, siêu thị, nhà hàng, trường học bán trú trong tỉnh.

Giải pháp chủ yếu để tiêu thụ sản phẩm rau an toàn là:

- Làm tốt công tác khảo sát, nghiên cứu và dự báo thị trường, trên cơ sở đó, tăng cường thông tin thị trường, giá cả giúp cho người sản xuất xây dựng được kế

hoạch, tổ chức sản xuát và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người tiêu dùng biết lợi ích của việc sử dụng rau an toàn đối với sức khỏe con người.

- Mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm RAT tại trung tâm kinh tế, chính trị của các địa phương.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, siêu thị...ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn cho nông dân.

- Bên cạnh việc đầu tư, phát triển sản xuất rau an toàn phục vụ thị trường trong tỉnh và thành phố Hà Nội, cần mở rộng diện tích những cây trồng có nguồn gốc ôn đới, dễ bảo quản và vận chuyển như khoai tây, hành, tỏi, cà chua, cà rốt... để

tiêu thụ ở thị trường phía nam; Phát triể các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ

nông sản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thị trường Châu Âu.

vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh và ban hành một số chính sách khuyến khích hình thành, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế

biến, kinh doanh RAT trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh RAT nếu được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tưđó.

+ Các doanh nghiệp có dự án sản xuất, chế biens, kinh doanh RAT nếu thuê

đất của nhà nước thì được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê đất do UBND tỉnh qui định và được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn (3 tháng) cho người lao động trong các doanh nghiệp và nông dân sản xuất RAT.

+ Hỗ trợ 70% kinh phí quảng cáo cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh RAT trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong 5 năm đầu( mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/ tổ chức/ năm).

- Ngoài ra để chứng nhận chất lượng, xây dựng được thương hiệu rau an toàn, đề nghị tỉnh hỗ trợ phí với mức 100% tổng giá trị hợp đồng trong 5 năm đầu và 50% tổng giá trị hợp đồng trong 3 năm tiếp theo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn có qui mô tập trung từ 0,5ha trở lên ký hợp đồng chứng nhận chất lượng sản phẩm với các tổ chức chứng nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)