Giá bán 1 số loại rau an toàn tại thành phố Bắc Ninh
STT Chủng loại Chợ Cửa hàng Siêu thị RTT (đ/kg) RAT (đ/kg) RAT/RTT (lần) RAT (đ/kg) Cửa hàng/ Chợ (lần) RAT (đ/kg) Siêu thị/ Chợ (lần) 1 Rau muống 5.000 5.000 1,00 8.000 1,60 8.500 1,70 2 Cải ngọt 8.000 8.200 1,03 10.000 1,22 11.000 1,34 3 Cải bắp 10.000 12.000 1,20 15.000 1,25 17.000 1,42 4 Cải bao 13.000 15.000 1,15 17.000 1,13 18.000 1,20 5 Đậu đũa 7.000 7.500 1,07 10.000 1,33 12.000 1,60 6 Cà rốt 5.000 6.000 1,20 8.000 1,33 10.000 1,67 7 Cà tím 5.000 6.000 1,20 8.000 1,33 10.000 1,67 8 Cà chua 8.000 10.000 1,25 15.000 1,50 18.000 1,80 9 Dưa chuột 8.000 10.000 1,25 16.000 1,60 20.000 2,00 10 Bí đỏ 7.000 7.500 1,07 10.000 1,33 12.000 1,60 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2017
Tiến hành khảo sát giá bán RAT và RTT qua các đối tượng kinh doanh khác nhau là chợ, cửa hàng, siêu thị nhằm đánh giá mức bán tăng qua các trung gian.
Qua bảng 3.13 nhận thấy sự chênh lệch giá RAT và RTT được bán ở chợ , cửa hàng, và siêu thị có sự khác nhau rõ rệt. Giá RAT và RTT ở chợ không có sự
chênh lệch nhiều lắm. Giá chênh lệch giao động từ 1,0 – 1,25 lần. Chênh lệch giá RAT của siêu thị so với chợ cao hơn cửa hàng/chợ trong bình 0,5 lần, nên khách hàng rau của cửa hàng đa dạng hơn nhiều. Thành phần khách của cửa hàng bao gồm các hộ gia đình có thu nhập thấp tương đối cao, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học. Khách hàng của siêu thị bán RAT chủ yếu là các công chức có thu nhập cao, ngoài ra có 1 số ít nhà hàng, khách sạn cao cấp.
được bán cho thương lái và bán tại chợ đầu mối. Do vậy, rau không truy xuất được nguồn gốc, người tiêu dùng cũng khó mua được RAT có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và người trồng rau cũng chưa bán được RAT theo đúng giá trị.
*Về mức tiêu thụ RAT
RAT có tiêu thụđược hay không ngoài phụ thuộc vào yếu tố chất lượng, giá cả, mẫu mã…thì nó còn phụ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng hay là sự uy tín của nhà sản xuất.
Trong tổng lượng RAT sản xuất năm 2017 là 58480 tấn thì chỉ có 45,04% tương đương 26340,18 tấn tiêu thụ với giá RAT, tập trung chủ yếu ở các phường, xã : Võ Cường, Đại Phúc, Hòa Long còn lại các xã phường khác trong thành phố
giá RAT được bán như RTT. (Bảng 3.14)
Bảng 3.14. Tình hình tiêu thụ rau an toàn sản xuất tại thành phố Bắc Ninh năm 2017 STT Tên xã Sản lượng (tấn) RAT RTT Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 1 Võ Cường 17517,28 8320,71 47,5 9196,57 52,5 2 Hòa Long 14165,76 6983,72 49,3 7182,04 50,7 3 Vân Dương 7089,05 3019,94 42,6 4069,12 57,4 4 Đại Phúc 5302,37 2873,88 54,2 2428,48 45,8 5 Khúc Xuyên 2725,85 1158,49 42,5 1567,36 57,5 6 Hạp Lĩnh 2946,46 1140,28 38,7 1806,18 61,3 7 Nam Sơn 3311,49 824,56 24,9 2486,93 75,1 8 Khắc Niệm 1579,15 592,18 37,5 986,97 62,5 9 Kim Chân 1000,34 412,14 41,2 588,20 58,8 10 Vạn An 2112,91 777,55 36,8 1335,36 63,2 11 Kinh Bắc 728,40 236,73 32,5 491,67 67,5 Tổng 58479,06 26340,18 45,04 32138,88 54,96
Một số xã tiêu biểu như Võ Cường, Đại Phúc, Hòa Long là những địa phương đi đầu trong triển khai sản xuất RAT của thành phố và được người dân biết
đến khá rõ. Các phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn gắn liền với trách nhiệm của người sản xuất với sản phẩm của họ. Người sản xuất thực hiện quy trình sản xuất và bảo quản RAT một cách nghiêm túc, có cửa hàng bán RAT trong nội thành. Xã Nam Sơn, Kinh Bắc phần lớn sản phẩm RAT được bán với giá như RTT. HTX ở đây chỉ đóng vai trò chỉđạo về kỹ thuật sản xuất, còn khâu tiêu thụ RAT thì hoàn toàn phụ thuộc vào hộ nông dân, trong khi việc tiếp cận thị trường còn hạn chế. RAT được sản xuất ra chủ yếu được mang bán tại chợ địa phương hoặc bán cho người thu gom với giá rau thường , vì vậy hiệu quả kinh tế cho các hộ còn thấp.
3.2.4.4.Đánh giá về các thị trường tiêu thụ RAT tại thành phố Bắc Ninh
a) Thực trạng tiêu thụ rau ở các điểm bán lẻ tại các chợ quanh thành phố
Bắc Ninh
Hiện nay, tại thành phố Bắc Ninh có 9 chợ lớn nhỏ họp cả ngày không kể
một số chợ nhỏ khác chỉ họp buổi sáng. Điều tra một số điểm bán rau lẻ chúng tối có nhận xét sau:
* Về cách mua hàng:
- Người bán rau cốđịnh thường chọn loại rau bên ngoài nhìn bắt mắt, còn độ
an toàn trong rau thì không thể kiểm chứng được. Vì độ an toàn của rau cũng chỉ
phụ thuộc vào lòng tin của người sản xuất.
- 100% người kinh doanh được phỏng vấn chỉ biết khu vực sản xuất rau chứ
không cụ thể chính xác ai là người sản xuất
- Do những loại rau bán tại các cửa hàng bán lẻ mua không cốđịnh người sản xuất, mỗi người 1 loại nên những điểm bán rau như vậy thường có bán trên 10 loại rau khác nhau tùy theo thời vụ.
* Về mức độ hiểu biết của các chủ buôn rau:
Theo điều tra 100% ý kiến nhận thức không đầy đủ về khái niệm rau an toàn. Cũng như các đối tượng đã đề cập ở trên, họ cũng chỉ nói tới rau an toàn là không phun hoặc phun rất ít thuốc trừ sâu và cách xa thời gian thu hoạch. Rau đem bán phải còn tươi, không úa, không dính bẩn.
b) Thực trạng tiêu thụ rau ở các đại lý buôn rau đi ngoại tỉnh
Hiện nay tại thành phố Bắc Ninh có 3 tuyến buôn rau đi các tỉnh ở xa: Hà Nội; phía Đông Bắc : Quảng Ninh, Lạng Sơn ; phía Nam: Hưng Yên, Hải Phòng.
Có khoảng 20 hộ gia đình tổ chức mang rau ra ngoài Hà Nội bán, khoảng 25 hộ mang rau lên Lạng Sơn, Quảng Ninh để bán.
Các chủ hàng cho biết: chủng loại rau họ tiêu thụ phần lớn là các loại rau tươi được sản xuất tại thành phố Bắc Ninh và lân cận. Khối lượng rau trung bình một đại lý tiêu thụđi Hà Nội, Lạng Sơn và Quảng Ninh hàng ngày là 2,7 – 3,5 tấn.
Lượng rau được tiêu thụđi ngoại tỉnh chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10, là thời điểm mà các thị trường này thiếu rau. Tuy nhiên, vào thời điểm này tại thành phố Bắc Ninh và các vùng lân cận một số chủng loại rau cũng rơi vào trạng thái khan hiếm: Cà chua, khoai tây, đỗ,… Để có hàng cung cấp cho thị trường, các đại lý phải nhập rau từ Trung Quốc.
Qua nghiên cứu 2 loại hình tiêu thụ rau này chúng ta có thể nhận thấy thị
trường rau trong nước của ta hoạt động là khá sôi động lưu thông giữa các vùng khá mạnh. Sản xuất rau trong nước có lúc còn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của người tiêu dùng và còn phải nhập khẩu từ phía Trung Quốc.
Khi được hỏi về mức độ quan tâm của các chủ hàng đối với độ an toàn của sản phẩm rau họ mua vào có 100% ý kiến cho biết rằng không quan tâm hoặc rất ít quan tâm tới vấn đề này. Kể cả khi cũng biết rằng người sản xuất vừa mới phun thuốc trừ sâu hôm trước hoặc trong ngày nhưng vấn đề họ quan tâm hơn đó là độ
tươi, nhìn bắt mắt của rau.
Nhận xét về chất lượng rau của địa phương, các chủ hàng buôn rau đi các tỉnh đều cho biết chất lượng rau nhập tại địa phương và các vùng lân cận còn chưa cao, chưa đồng đều. Hàng mua về thường phải chọn lọc tốn nhiều công, so với hàng nhập từ Trung Quốc thì còn kém nhiều. Bao bì, mẫu mã hàng của Trung Quốc đẹp, bắt mắt hơn hàng của địa phương. Mặt khác, hàng của họ còn được bảo quản trong kho lạnh trước khi bán sang Việt Nam.
trở ngại lớn đối với việc đẩy mạnh sản xuất và hạn chếđến nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
3.2.5. Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ rau ăn toàn tại các điểm điều tra
3.2.5.1. Điều kiện sản xuất của hộ
Rau an toàn là sản phẩm hàng hóa đòi hỏi quy định nghiêm ngặt về chất lượng, nên trong sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ RAT cần đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật một cách hoàn chỉnh. Quá trình tìm hiểu ở các địa phương nằm trong vùng quy hoạch của thành phố, nhìn chung đã đủđiều kiện cho sản xuất RAT. Mỗi xã đều có những thuận lợi nhất định trong sản xuất RAT của mình và họđang dần khẳng định lợi thế của mình. Các địa phương đang dần hoàn thiện hơn các điều kiện sản xuất và thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn trong việc khuyến khích sản xuất RAT tại các xã nhằm từng bước xã hội hóa sản xuất RAT tại các vùng rau.
* Diện tích
Tổng bình quân diện tích đất nông nghiệp của cả 3 xã là 1705m2. Trong đó, bình quân đất nông nghiệp của hộ tại Võ Cường là cao nhất 1894m2, thấp nhất là Hòa Long 1572m2.
Bảng 3.15. Tình hình chung của các hộ sản xuất rau an toàn năm 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT Võ