Thị trường tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 64 - 68)

% theo sản lượng Thị trường 2014 (%) 2015 (%) 2016 (%) Nội thành 50 - 60 50-65 60-75 Ngoại thành 25 20 20 Các tỉnh lân cận 10-15 12-13 15 Xuất khẩu 0 2 3

Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Bắc Ninh năm 2017

Thị trường tiêu thụ RAT của thành phố Bắc Ninh chủ yếu là thị trường truyền thống trong nội thành chiếm 60-75 % sản lượng năm 2016 thông qua các chợ đầu mối, siêu thị và bán lẻ, ngoại thành chiếm 20%, 15 % lượng RAT của thành phố được tiêu thụ tại các thành phố Hà Nội, Bắc Giang,.. ngoài ra chỉ có 3% lượng

3.2.4.2. Hệ thống kênh tiêu thụ của RAT

Sơđồ 3.1. Hệ thống kênh tiêu thụ RAT tại thành phố Bắc Ninh

Hệ thống kênh tiêu thụ RAT tại thành phố Bắc Ninh được thể hiện qua sơđồ 3.1 +) Kênh 1: Nông hộ  Thương lái  Đại lý bán buôn  Bán lẻ Người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ truyền thống, chiếm hơn 40% sản lượng rau hàng cung ứng thị trường.

Kênh tiêu thụ này, người sản xuất bán cho thương lái thường bị ép giá, (có thời điểm phải bán ngang bằng với giá rau thường cùng chủng loại), song bù lại họ

bán được cùng một lúc với khối lượng sản phẩm lớn hơn, thời gian giao dịch ngắn hơn và không mất chi phí vận chuyển do sản phẩm được bán ngay tại ruộng.

+) Kênh 2 : Nông hộ Hợp tác xã Siêu thị

Nhà hàng Người tiêu dùng Nông dân Hợp tác xã Thương lái Người tiêu dùng Công ty chế biến Xuất khẩu Siêu thị Đại lý bán buôn Nhà hàng, quán ăn Bán lẻ 10% % 45% 40% 5%

Kênh tiêu thụ này chiếm trên 45 % sản lượng cung ứng là kênh tiêu thụ gián tiếp 1 cấp, ở kênh này các hộ sản xuất tham gia vào các tổ hợp tác/HTX và được tổ

hợp tác/HTX bao tiêu một phần sản phẩm và được bán tới tay người tiêu dùng thông qua cửa hàng bán lẻ của tổ hợp tác/HTX ở tại địa phương. Tiêu thụ qua kênh này, các hộ phải chịu một khoản phí để bù đắp chi phí bán hàng, song bù lại họ bán

được với mức giá ổn định (gần bằng với giá bán lẻ), thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng rau. Mức giá được tính như nhau với tất cả các hộ tham gia tổ hợp tác/HTX và được định trước, cao hơn từ 30 - 40% so với rau

+) Kênh 3:

Nông hộ Hợp tác xã Công ty chế biến Người tiêu dùng Xuất khẩu

Kênh này tiêu thụ ngoài thành phố Bắc Ninh, chiếm khoảng 5 -10 % lượng rau trên thị trường.

Là kênh tiêu thụ gián tiếp với 2 cấp. Ở kênh này, các tổ hợp tác/HTX bao tiêu một phần sản phẩm của các hộ thông qua hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp.

Để tiêu thụ sản phẩm qua kênh này, các hộ phải cam kết về chất lượng sản phẩm của mình và chịu sự giám sát nội bộ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp từ đó xuất khẩu đi các nước và bán cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp.

Kênh 4: Nông hộ Người tiêu dùng.

Kênh này chủ yếu bán tại địa phương chiếm 5% lượng tiêu thụ.

Là kênh tiêu thụ trực tiếp, hộ nông dân sản xuất rau trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Theo kênh này, hộ nông dân sẽ bán được giá cao nhất (bằng giá bán lẻ), song họ phải mất chi phí vận chuyển, thời gian và công sức đi bán (thường tại các chợ gần nơi họ sinh sống). Giá bán được thỏa thuận nhanh ngay tại nơi tiêu thụ (thường là chợ bán lẻ) giữa nông dân và người mua. Giá này thay đổi theo mùa vụ và buổi chợ “chợ sớm giá cao, chợ chiều giá thấp, hết buổi chợ rau héo, dập nát phải đổ đi”, dao động ở mức cao hơn so với giá rau thường từ 40 - 67%. Phương thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt.

Bảng 3.12. Khối lượng và tỉ trọng của Doanh nghiệp, HTX, và hộđiều tra phân theo tiêu thụ năm 2017

Tổng Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4

1. khối lượng (tấn) 58.479 22.514 27.076 4.210 4.678

2. Tỷ lệ (%) 100 38,5 46,3 7,2 8

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu rất quan trọng, thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm tách ra khỏi quá trình sản xuất bước vào quá trình lưu thông và đến tay của người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình tiêu thụ được thực hiện nhanh, thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Do vậy để

thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển thì phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ.

3.2.4.3. Giá cả và mức tiêu thụ của RAT * Về giá cả tiêu thụ RAT

Giá bán sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định sản xuất của người nông dân. Cũng như các loại nông sản khác, giá cả của rau xanh luôn biến động theo thời điểm, mùa vụ và chủng loại. Rau xanh tiêu thụ trên thị trường tự do thường xuyên gặp những rủi ro được mùa thì mất giá mà được giá thì mất mùa. Chính vì vậy, có những năm một số chủng loại rau thì rấtit đắt, có năm thì lại rất rẻ. Vì thế gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất. Tính cung trong nông nghiệp mang tính cung chậm, người nông dân không năm được này vì thế họ luôn là người bịđộng trong sản xuất.

Do chi phí sản xuất RAT cao hơn chi phí sản xuất RTT trong khi năng suất thu

được lại thấp, nên giá bán RAT luôn cao hơn từ 1,2 – 1,5 lần so với giá RTT. Mức chênh lệch giá còn được thể hiện qua hình thức bán hàng, đểđánh giá cụ thể chúng tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)