Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 103)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và thị trường tiêu thụ

thụ RAT tại thành phố Bắc Ninh

3.3.1. Phân tích SWOT thun li , khó khăn, cơ hi và thách thc

Thuận lợi

-Sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp.

-Đã có quy hoạch tổng thể nông nghiệp Tỉnh nên thuận lợi cho việc lập quy hoạch.

-Điều kiện đất đai, khí hậu, nước tưới thuận lợi cho việc sản xuất rau.

-Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù.

-Có thị trường tiêu thụ lớn trong tỉnh và thành phố Hà Nội.

Khó khăn

Áp lực đất đai luôn là thách thức đối với phát triển của nông nghiệp của Thành phố khi quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra với xu thếđòi hỏi ngày càng cao, quỹđất cho các mục đích phi nông nghiệp khiến quy mô đất nông nghiệp không ngừng bị thu hẹp. Đây là thách thức lớn tới sự phát triển nông nghiệp Bắc Ninh cả về lượng lẫn về chất.

Diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, việc quy hoạch vùng tập trung, chuyên canh mang tính sản xuất hàng hoá gặp nhiều khó khăn.

Trình độ, tập quán canh tác của người sản xuất còn mang tính sản xuất nhỏ, truyền thống, tự cung tự cấp, không đồng đều giữa các vùng.

Chi phí đầu tư cho sản xuất rau an toàn theo VietGAP quá lớn, sản phẩm

được chứng nhận mới dừng lại ở mô hình.

Mối liên kết giữa người sản xuất với thị trường tiêu thụ còn ở quy mô nhỏ;

chưa thực hiện được quy trình sản xuất an toàn trên quy mô rộng, chưa hình thành sản phẩm mang thương hiệu của từng địa phương, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả sản phẩm chưa hợp lý làm cho người sản xuất RAT chưa thật yên tâm trong sản xuất.

Việc hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn cho các loại rau gieo trồng phổ biến chưa nhiều; đã có cơ chế, chính sách về tiêu thụ RAT nhưng chưa

Việc tiêu thụ rau chủ yếu là sản phẩm rau tươi sử dụng trong ngày, số lượng cơ sở chế biến rau ít và nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa nên giá trị sản phẩm rau thấp.Tuy nhiên, việc phân biệt giữa rau an toàn và rau không an toàn là khó, người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng RAT được bày bán tại các cửa hàng. Vì vậy, đại đa số các cửa hàng RAT đã được xây dựng trong thời gian qua không thể duy trì, tồn tại và phát triển được. Sản xuất kinh doanh rau gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh RAT còn rất ít, sản lượng rau được tiêu thụ

qua hệ thống cửa hàng RAT thấp.

Nhận thức và tính tự giác của một bộ phận không nhỏ nông dân trong sản xuất RAT còn hạn chế, chưa coi trọng và thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất RAT nên chất lượng rau chưa đảm bảo, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế: đường nội đồng, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, khu sơ chế, bảo quản, xử lý môi trường...) chưa đồng bộ.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng RAT còn thiếu, công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh RAT còn hạn chế. Nhân lực để đảm đương công việc QLNN về rau an toàn quá mỏng (cán bộ còn thiếu về

số lượng, yếu về chất lượng…), chưa có bộ phận chuyên trách; đôi khi trong chỉ đạo, điều hành, quản lý còn chồng chéo nên rất khó khăn để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

Cơ hội

- Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm rau ở trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ rau ngày càng được phát triển

- Xu hướng tự do hóa thương mại và yêu cầu mở của thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sẽ tác động mạnh đến chính sách bảo hộ, trợ cấp nông sản của các nước, lượng nhập khẩu rau của các nước tăng.

- Khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO các yêu cầu về cắt giảm trọ

cấp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và giảm hỗ trợ trong nước tại các nước phát triển tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thách thức

- Nhu cầu tiêu thụ của nội địa và xuất khẩu tăng cao đòi hỏi yêu cầu về số

lượng, chất lượng sự cải tiến về năng suất cây trồng của RAT cũng phải tăng cao - Thị trường cạnh tranh sản phẩm gay gắt khi mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên của của WTO, có nhiều thành viên sẽ tham gia xuất khẩu sang các thị

trường tiềm năng như Trung Quốc, Thái Lan,…

3.3.2. Nhng kết quđạt được

Bước đầu đã hình thành một số vùng rau chuyên canh ở 4 phường, xã với tổng diện tích là 131,3 ha bao gồm vùng cà rốt ở khu đất bãi, hành, tỏi, bầu bí, và vùng khoai tây tập trung với tổng diện tích là 546ha....Một số vùng đã có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Có bước tiến lớn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: cơ

cấu giống cây trồng theo hướng năng suất và chất lượng cao. Bước đầu hình thành một số mô hình sản xuất RAT. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu

được quan tâm ...

Rau an toàn đã và đang được khẳng định vị trí và vai trò với người dân trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm rau đã có mặt ở một số siêu thị trên địa bàn thành phố

Hà Nội.

3.3.3. Nhng mt hn chế trong sn xut và tiêu th RAT ti thành ph Bc Ninh

- Chưa có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Diện tích rau trồng phân tán nhỏ lẻ nên khó giám sát, quản lý và chứng nhận chất lượng rau;

- Diện tích, sản lượng rau an toàn chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng diện tích

đất trồng rau của tỉnh;

- Người nông dân thiếu vốn, kiến thức sản xuất rau an toàn. Một số nông dân còn lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân vô cơ, phân tươi trong quá trình sản xuất

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau và rau an toàn (đường, thuỷ lợi, nhà lưới …) còn thiếu;

- Cơ sở chế biến đóng gói và trang thiết bị kiểm tra về an toàn rau chưa có; - Hệ thống quản lý, đánh giá chất lượng thiếu và chưa đồng bộ;

- Đào tạo, tuyên truyền, quảng bá về an toàn rau và thực phẩm chưa tốt; - Lực lượng cán bộ chỉ đạo, giám sát, quản lý sản xuất, tiêu thụ rau còn ít về

lượng và yếu về chuyên môn;

- Chưa tận dụng ưu thế của tỉnh trong việc cung ứng rau cho thành phố Hà Nội và tiến tới xuất khẩu.

- Các cơ chế, chính sách chưa đủ khuyến khích hình thành hệ thống tiêu thụ

rau an toàn.

- Chưa có doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm rau an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)