Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 30)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới

- Tình hình về sản xuất

Trên thế giới hiện nay có khoảng 120 chủng loại rau được sản xuất ở khắp các lục địa nhưng chỉ có 12 loại chủ lực được trồng trên 80% diện tích rau an toàn thế giới. Diện tích trồng rau thay đổi qua các năm, một số nước có diện tích rau lớn và sản xuất rau mang tính chất hàng hoá như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ. Năng suất bình quân các loại rau của châu Á thường thấp hơn so với năng suất bình quân của thế giới, song một số loại rau như: dưa chuột, cà rốt… thì ngược lại.

Các nước phát triển công nghệ sản xuất “rau quả sạch” đã được hoàn thiện

ở một trình độ cao “rau sạch” đã được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và công nghệ thuỷ canh đã trở nên quen thuộc đối với người dân ở các nước này, ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và rau nói riêng đều được quy định hết sức nghiêm ngặt.

Các nước như Đức, Hà Lan và nhiều nước Tây Âu, Bắc Mỹ đã có hàng nghìn cửa hàng bán “rau sạch sinh thái” để phục vụ bữa ăn hàng ngày của người dân. Mỗi loại sản phẩm đưa ra bán trên thị trường đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm và có tem nhãn rõ ràng.

Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Theo Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuất RAT thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm tăng 11,7%. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của sự thay đổi yếu tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000- 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA nếu

khoai tây và các loại rau củ khác tăng sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ. [32]

- Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới:

Tùy theo phong tục tập quán ẩm thực của từng nước, vùng mà có thị hiếu về các loại rau khác nhau. Ở các nước phát triển, rau không được ăn sống nhiều lắm, chúng thường được nấu chín và ăn như món ăn thêm hoặc lẫn với thịt, cá hoặc thức ăn khác. Tại các nước phát triển nhu cầu rau tươi rất cao. Riêng đối với các nước có mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh, nhưng sở

thích của họ vẫn là rau tươi, hầu hết các loại rau được dùng thông qua chế biến, một phần nhỏ dùng đóng hộp và giầm dấm. Đối với các nước châu Phi lại có kiểu sử dụng rau khác so với tình hình sử dụng chung. Ví dụ: trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cả lá, lá sắn là loại rau qua trọng nhất ở châu Phi.

Mức tiêu thụ rau khác nhau ở các nước khác nhau và thường phụ thuộc vào mức thu nhập, tuy nhiên một số nước còn phụ thuộc vào tập quản của họ. Ví dụ Indonexia mức tiêu dùng bình quân mỗi người là 22 kg/năm và hàng năm họ

vẫn xuất khẩu rau sang Malaixia và Singapo; ở Ấn Độ mức tiêu dùng là 54 kg/năm; Thái Lan là 53 kg/năm… Một số nước khác có mức tiêu dùng rau cao như Đài Loan 115 kg/người/năm, Hàn Quốc 229 kg/người/năm. Nhưng lượng rau tiêu dùng được trao đổi giữa các nước rất lớn. Có nhiều kênh tiêu thụ tồn tại, nhưng kênh tiêu thụ số lượng rau lớn nhất là: Người sản xuất - HTX - người buôn bán - người bán lẻ - người tiêu dùng.

Trên thế giới những người nhập khẩu rau lớn là những nước không có khả

năng sản xuất rau (do điều kiện thời tiết, đất đai…) hoặc là những nước có nền công nghiệp dịch vụ phát triển như Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, Mỹ… Nên hàng năm các nước này phải nhập khẩu hàng nghìn tấn rau để phục vụ nhu cầu của người dân. [37]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)