Tỉ lệ nộp thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 55 - 67)

Nguồn: Bộ phận quản lý TTNCN

Với những biện pháp tích cực đó tỷ lệ nộp thuế là tương đối cao: năm 2016 tỷ lệ này là 94,2% và năm 2018 tỷ lệ này là 95,4%. Đầy là những lỗ lực rất lớn của cả tập thể Chi cục thuế thành phố nói chung và của Đội quản lý TTNCN nói riêng. Đội đã hoạt động tích cực như: kiểm soát chặt chẽ các đối tượng, phân loại các đối tượng, lên phương án thu thuế với những đối tượng có biểu hiện hoặc có lịch sử đã từng nợ thuế, với trường hợp nợ thuế lên phương án thu theo tháng, theo quý… kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu đúng theo kế hoạch được giao.

3.2.2.3. Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Quản lý đối tượng nộp thuế thu có vai trò rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quản lý: số nợ thuế, số vi phạm trong sắc TTNCN, số tiền thu cho ngân sách nhà nước.

Đối với những đối tương thu nhập từ tiền lương tiền công sẽ đăng ký cấp mã số thuế được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập hoặc trực tiếp tại CQT.

92.5 93 93.5 94 94.5 95 95.5 96

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Đối với những đối tượng có thu nhập từ sản xuất kinh doanh như hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất… có mức thu nhập chịu thuế sẽ tiến hành kê khai và cấp mã số thuế tại CQT. Bảng 3.8: Đối tượng nộp TTNCN Đơn vị: người Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/ giảm) 2017 2016 2018 2017

Tại cơ quan chi trả TN

Doanh nghiệp nước ngoài Tổ chức trong nước 1.273 11.459 1.353 12.483 1.424 12.958 80 1024 71 475

Nộp trực tiếp vào ngân

sách Nhà nước 4.732 4.938 5.372 206 434

Nguồn:Bộ phận quản lý TTNCN

Hiện nay, kinh tế thái nguyên có nhiều thay đổi cả về môi trường đầu tư và môi trường hành chính. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tìm đến tỉnh Thái nguyên và thành phố Thái nguyên là nơi đầu tư của các doanh nghiệp này như Gnonic, Jujin, Sinwon… đã tin tưởng đầu tư trên địa bàn. Chính vì vậy số lượng lao động phải đóng TTNCN tăng cao năm 2016 là 1.273 đến năm 2018 con số này là 1.324 người, trong đó có rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý người nước ngoài, những đối tượng này thường có thu nhập rất cao cần quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thành phố thái nguyên cũng là nơi tiếp nhận nhiều doanh nghiệp đến đầu tư như các công ty xây dựng… với tổng số doanh nghiệp 1.754. Điều này đã góp phần không nhỏ đến nguồn thu từ TTNCN.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đối tượng nộp thuế TNCN đang làm việc tại các loại hình kinh tế

Đơn vị:% Nguồn: Bộ phận quản lý TTNCN

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng, tỷ lệ số đối tượng nộp TTNCN tại các công ty cổ phần là lớn nhất, còn số này chiếm tỷ trọng là tương đối cao năm 2016 là 30%, trong năm 2018 con số này là 28%. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn với tỷ lệ thường chiếm trên 20% và con số này ngày càng tăng lên rõ rệt: năm 2016 chiếm 22% sang năm 2017 con số này là 27% và năm 2018 con số này là 28%. Bên cạnh các tổ chức kinh tế, thì tổ chức hợp tác xã chiếm tỷ trọng không cao bởi vì các hợp tác xã này địa bàn của các trụ sở thường là vùng nông thôn, người dân nông thôn tham gia vào các hợp tác xã nhằm cải thiện thu nhập như các hợp tác xã chè, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã mây che đan xuất khẩu… Điều này cũng đã góp phần nâng cao thu nhập người dân, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước trong những năm qua.

Trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, có nhiều khiếu nại của người 0 5 10 15 20 25 30 35

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Công ty cổ phần Công ty THHH Hợp tác xã

Đơn vị hành chính sự nghiệp Danh nghiệp tư nhân

nộp thuế là do sự nhầm lẫn, không cập nhật thông tin, không thỏa đáng với kết luận của thanh tra, kiểm tra….CQT tiến hành giải quyết các khiếu nại của người nộp thuế. Bảng 3.9: Tình hình khiếu nại về TTNCN Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/ giảm) 2017 2016 2018 2017

Thông báo nộp thuế 24 35 42 11 7

Miễn thuế, giảm thuế 31 27 29 -4 2

Hoàn thuế 30 54 41 24 -13

Xử phạt hành chính 43 23 28 -20 5

Kết luận thanh tra 18 20 17 2 -3

Trường hợp khác 21 34 37 13 3

Nguồn: Bộ phận quản lý TTNCN

Trong quá trình thực hiện, đã có nhiều thông tin đã không được cập nhật dẫn đến kết quả xác định về số thuế sai, số miễn giảm sai…. Như khiếu nại về miễn giảm thuế năm 2016 là 31 trường hợp, năm 2018 là 29 trường hợp đây thường là do việc cung cấp thông tin thường sai lệch như số lượng người sống phụ thuộc, không điều chỉnh kịp thời số thu nhập thay đổi… Sauk hi phát hiện các sai sót trên người nộp thuế tiến hành khiếu nại và được CQT xem xét, đánh giá lại tình hình thực tế. Đối với thông báo thuế năm 2016 có 24 khiếu nại và năm 2019 có đến 42 khiếu nại do một số lý do đó là: sai sót trong việc xác định đối tượng, thêm vào đó có trường hợp sử dụng giả mã số thuế dẫn đến số thuế phải nộp không chính xác đây có thể dẫn đến phạm tội nguy hiểm… trước thực trạng đó, CQT cũng tiến hành điều tra xem xét và sớm trả lời người dân.

Qua bảng số liệu 3.10 điều tra trên ta có thể thấy được rằng mức Khá và tốt với tỷ lệ trên 50%. Chỉ tiêu chiếm tỷ lệ ít nhất về Khá và tốt là 55% với chỉ

tiêu “Mức phạt hiện nay là quá cao”. Điều này chứng tỏ mức phạt chưa cao chưa có nhiều răn đe đối với những đối tượng sẵn sàng vi phạm để có thể giảm các chi phí về thuế.

Trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, có nhiều sai sót có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, sau khi phát hiện những sai sót này những đối tượng nộp thuế đã có những khiếu nại với CQT để tiến hành sửa chữa. Chính vì vậy với chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng khiếu nại các kết luận xử phạt của CQT” và chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo hành vi vi phạm phát luật thuế của CBT” đạt mức Khá và tốt là trên 60%.

Ngành thuế là ngành nhạy cảm có thể là cơ hội của các CBT có phẩm chất đạo đực thấp, đã cấu kết với doanh nghiệp gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, đối tượng nộp thuế sẽ sẵn sàng tố cáo các hành vi này, với chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo hành vi vi phạm phát luật thuế của CBT” và chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo các hành vị gian lận thuế của các tổ chức, cá nhân khác” đạt mức tỷ lệ là Khá và tốt chiếm trên 65%.

Bảng 3.10: Đánh giá của người nộp thuế về phạt vi phạm về thuế và NNT khiếu nại CQT

Đơn vị:%, điểm, mức đánh giá

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) ĐTB MĐG

Các hình thức và mức phạt về thuế hiện nay không dám vi phạm các quy định về thuế

1 10 27 46 16 3,66 Khá

Mức phạt hiện nay là quá cao 2 16 27 40 15 3,5 Khá CQT thông báo rộng rãi thông tin

nợ thuế của người nộp thuế khiến người nộp thuế mất uy tín trong kinh doanh

2 12 11 52 23 3,82 Khá

Trong quá trình xem xét xử phạt

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) ĐTB MĐG

nhắc đến hoàn cảnh cụ thể

Người nộp thuế sẵn sàng khiếu nại

các kết luận xử phạt của CQT 1 6 19 48 26 3,92 Khá Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo

hành vi vi phạm phát luật thuế của CBT

2 11 30 41 16 3,58 Khá

Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo các hành vị gian lận thuế của các tổ chức, cá nhân khác

1 7 11 55 26 3,98 Khá

CQT tiếp nhận đúng quy định các phản ánh, tố cáo và khiếu nại của người nộp thuế

3 10 21 44 22 3,72 Khá

CQT trả lời kịp thời các phản ánh, tố cáo và khiếu nại của người nộp thuế

2 15 19 42 22 3,67 Khá

CBT làm công tác xử phạt, cưỡng

chế thuế có thái độ tốt 2 6 19 47 26 3,89 Khá CBT làm công tác khiếu nại, tố

cáo có thái độ chuyên môn tốt 3 9 25 42 21 3,69 Khá Nhìn chung việc CQT tiến hành

xử phạt và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế có những thay đổi theo hướng tích cực

2 8 27 43 20 3,71 Khá

Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu điều tra trên ta có thể thấy được rằng mức khá và tốt với tỷ lệ trên 50%. Chỉ tiêu chiếm tỷ lệ ít nhất về khá và tốt là 55% với chỉ tiêu

“Mức phạt hiện nay là quá cao”. Điều này chứng tỏ mức phạt chưa cao chưa có nhiều răn đe đối với những đối tượng sẵn sàng vi phạm để có thể giảm các chi phí về thuế.

Trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, có nhiều sai sót có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, sau khi phát hiện những sai sót này những đối tượng nộp thuế đã có những khiếu nại với CQT để tiến hành sửa chữa. Chính vì vậy với chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng khiếu nại các kết luận xử phạt của CQT” và chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo hành vi vi phạm phát luật thuế của CBT” đạt mức khá và tốt là trên 60%.

Ngành thuế là ngành nhạy cảm có thể là cơ hội của các CBT có phẩm chất đạo đực thấp, đã cấu kết với doanh nghiệp gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, đối tượng nộp thuế sẽ sẵn sàng tố cáo các hành vi này, với chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo hành vi vi phạm phát luật thuế của CBT” và chỉ tiêu “Người nộp thuế sẵn sàng tố cáo các hành vị gian lận thuế của các tổ chức, cá nhân khác” đạt mức tỷ lệ là khá và tốt chiếm trên 65%.

3.2.2.4. Thực trạng quản lý nợ TTNCN

Chi cục thuế thành phố Thái nguyên đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để quản lý nợ TTNCN như: các biện pháp đốc thúc nợ, phân loại và đánh giá các khoản nợ…từ đó đưa ra được các biện pháp phù hợp đối với từng đối tượng.

Bảng 3.11: Phân loại nợ TTNCN Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/ giảm) 2017 2016 2018 2017 Nợ từ 01 đến 30 ngày 2.748 2.638 2.937 -110 299 Nợ từ 31 đến 60 ngày 1.839 1.983 2.032 144 49 Nợ từ 61 đến 90 ngày 683 527 473 -156 -54 Nợ từ 91 đến 120 ngày 573 447 573 -126 126 Nợ từ 121 ngày trở lên 354 453 387 99 -66 Nguồn: Bộ phận quản lý TTNCN

Do địa bàn quản lý ngày càng rộng, số lượng doanh nghiệp đã tăng mạnh trong những năm qua. Chính vì điều này mà số TTNCN tăng cao và số nợ TTNCN cũng tăng lên đáng kể. Chi cục thuế thành phố cũng đã tiến hành phân loại nợ thuế để sớm đưa ra các biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ thuế. Số nợ thuế từ 01 đến 30 ngày chiếm tỷ trọng tương đối cao: năm 2016 số tiền nợ là 2748 triệu đồng, đến năm 2018 số tiền này là 2937 triệu đồng. Bên cạnh đó số tiền nợ thuế trên 121 ngày cũng vẫn còn là con số cao: năm 2016 là 354 triệu đồng, năm 2018 là 387 triệu đồng. Số tiền nợ TTNCN ở mức cao như vậy là do: các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cá nhân kinh doanh thua lỗ, phá sản, vay nợ ngân hàng lớn… dẫn đến không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Thêm vào đó, nhiều hộ kinh doanh còn nợ thuế nhưng đã ngừng hoạt động, mất tích và hiện CQT cũng chưa xác định được có còn tài sản không, hoặc doanh nghiệp phá sản cũng không làm đầy đủ thủ tục theo quy định nên chưa có cơ sở để xem xét xóa nợ thuế.

Bảng 3.12: Các biện pháp thu hồi nợ thuế Đơn vị: trường hợp Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/ giảm) 2017 2016 2018 2017 Gọi điện nhắc nhở 23 27 32 4 5 Gặp trực tiếp 12 16 15 4 -1

Gửi công văn 8 9 6 1 -3

Nêu tên doanh nghiệp

1 1 1

0 0

Cưỡng chế 1 2 2 1 0

Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Chi cục thuế thành phố thái nguyên đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm lượng thuế đang nợ như gọi điện, gặp trực tiếp… Bằng các biện pháp nghiệp vụ này mà số lượng thuế thu nhập tăng, đối tượng nộp thuế cũng đa dạng… nhưng lượng thuế nợ tăng không nhiều. Đối với trường hợp gọi điện nhắc nhở, năm 2016 là 23 trường hợp, năm 2018 là 32 trường hợp. Đây là các trường hợp thời gian nợ không dài từ 1 ngày đến 30 ngày. Nhưng đối với trường hợp nợ từ 30 ngày đến 60 ngày, chi cục thuế đã củ người đến tận doanh nghiệp để xem xét đánh giá tình hình của doanh nghiệp, nhiều trường hợp chi cục cũng đa gửi công văn đến doanh nghiệp yêu cầu đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật. Với các doanh nghiệp bị nêu tên đây là các doanh nghiệp nợ lâu, chi cục đã nhiều lần nhắc nhở, gặp trực tiếp và gửi công văn nhưng vẫn cố tình không đóng thuế. Đối với trường hợp cưỡng chế được sử dụng khi doanh nghiệp đã nợ lâu, dùng hết các biện pháp những vẫn còn tài sản thì tiến hành cưỡng chế để thực hiện thu thuế nộp cho ngân sách nhà nước.

3.2.3. Thực trạng quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế

Có hai hình thức quyết toán TTNCN. Quyết toán thuế tại cơ quan được áp dụng đối với những đối tượng có thu nhập duy nhất tại nơi sử dụng lao động đó. Thứ hai: quyết toán thuế tại cơ quan được áp dụng đối với những cá nhân có hai nơi trở lên hoặc những lao động kinh doanh.

+ Quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập: các cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế lập giấy ủy quyền quyết toán TTNCN và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập vào tháng 1 của năm liền kề năm quyết toán hoặc trước khi kết thúc hợp đồng lao động. Cơ quan chi trả thu nhập hoặc phải nộp số thuế nếu còn thiếu vào ngân sách nhà nước hoặc được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau. Đối với trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp kỳ sau thì cơ quan chi trả thu nhập cấp biên lai xác nhận số thuế đã khấu trừ.

+ Quyết toán tại CQT: cá nhân có thu nhập ổn định tại cơ quan chi trả thu nhập, đối với những trường hợp thay đổi cơ quan công tác thì nộp tờ khai quyết toán năm cho CQT địa phương nơi làm việc, với những trường hợp không còn làm việc ở bất cứ cơ quan nào thì nộp tờ khai quyết toán năm tại CQT nơi làm việc của năm quyết toán.

Bảng 3.13: Tình hình nộp tờ khai quyết toán

Đơn vị: Trường hợp Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2017 2016 Tổng phải nộp 17.752 18.837 19.983 1.273 1.111 Đã nộp 17.510 18.783 19.894 1.590 436 Đúng hạn 16.348 17.938 18.374 -317 675 Nộp quá hạn 1.162 845 1.520 1273 1.111 Nguồn: Bộ phận quản lý TTNCN

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng tỷ lệ nộp đúng hạn khá là cao, các trường hợp này chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp. Các thủ tục giấy tờ

liên quan đến quyết toán TTNCN được bên sử dụng lao động thay người lao động quyết toán với CQT. Các trường hợp nộp chậm chủ yếu là các cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)