Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85 - 86)

Bảng 3.14 : Tình hình quyết toán TTNCN

4.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay, các cơ quan hành chính nói chung và bộ máy quản lý thuế thu nhập nói riêng đều cần có những cải cách để tăng tính hiệu quả, tăng khả năng quản lý TTNCN.

Có 3 phương án dùng để xác định số TTNCN đó là số thuế được tính trên tổng số thu nhập của mỗi cá nhân, thứ hai là xác định thuế dựa trên từng loại thu nhập, thứ ba là kết hợp hai loại hình xác định trên. Để có thể quản lý TTNCN hiệu quả cần phải xác định loại hình xác định thu nhập phù hợp. Bên cạnh đó, một sự hạn chế cần được xem xét đó là năng lực quản lý hạn chế do: số lượng cán bộ ít, trình độ cán bộ hạn chế, cớ chế ít linh hoạt… để đáp ứng mục tiêu tăng thu ngân sách cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đối với việc xác định số thuế được tính trên tổng thu nhập xảy ra một số khó khăn đó là; tổng thu nhập được tính từ nhiều nguồn khác nhau như thu

nhập từ lao động, thu nhập từ sản xuất kinh doanh hoặc do đầu tư…do đó có những chi phí tạo ra thu nhập nên xác định định số thuế là khó có sự công bằng giữa các cán nhân.

Đối với việc xác định thuế thu nhập dựa trên các nguồn thu nhập những một trong những khó khăn ở đây đó là xác định được chính xác và số lượng các khoản thu nhâp. Trong đó nhiều khoản thu nhập không được xác định được nguồn như: không có giấy tờ, không có hóa đơn, không có sổ sách….

Dựa trên những khó khăn cho mỗi loại hình để có thể xác định cách thức phù hợp để tổ chức bộ máy phù hợp. Tổ chức bộ máy quản lý TTNCN được xây dựng và kiện toàn lại bộ máy dựa trên dữ liệu đã thu thập được. Các thông tin thu thập đó là hồ sơ của cá nhân: nguồn thu nhập, số người phụ thuộc, mã số thuế… được lưu trữ tại một trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)