Thang đánh giá Likert

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37 - 43)

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21 - 5,00

4 Khá 3,41 - 4,20

3 Trung bình 2,61 - 3,40

2 Yếu 1,81 - 2,60

1 Kém 1,00 - 1,80

2.2.3. Tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đã được thu thập. Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý TTNCN cũng xu thể thay đổi của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân của sự biến động và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của quá trình quản lý TTNCN trong giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2018, so sánh sự biến động trong quá trình quản lý TTNCN.

Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nội dung quản lý TTNCN, tìm ra xu hướng thay đổi.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Tỷ lệ số thuế đã nộp Tỷ lệ số thuế đã nộp

Số thuế phải thu

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, thông qua chỉ tiêu này đánh giá được ý thức chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Tỷ lệ nợ thuế

Tỷ lệ số nợ thuế = Số thuế còn nợ

Số thuế phải thu

Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh quản lý TTNCN có hiệu quả hay không, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết.

Tỷ lệ vi phạm TTNCN

Tỷ lệ vi phạm = Số trường hợp vi phạm

Số trường hợp thanh tra, kiểm tra

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, nó thể hiện tính hiệu quả của hoạt động quản lý TTNCN.

Số tờ khai đúng hạn: số lượng tờ khai nộp cho CQT đúng theo thời hạn quy định của CQT.

Số tờ khai nộp chậm: số lượng tờ khai nộp chậm theo quy định về thời gian của CQT.

Tỷ lệ sai sót

Tỷ lệ sai sót = Số trường hợp sai sót

Số người nộp thuế

Tỷ lệ này cho biết mức độ kiểm soát đối tượng nộp thuế, kiểm tra các thủ tục, tờ khai… trng quá trình quản lý TTNCN

Tỷ lệ nộp thuế

Tỷ lệ nộp thuế = Số người nộp thuế

Số người phải nộp thuế

Tỷ lệ này càng cao càng tốt: quản lý tốt sẽ tăng số người nộp thuế, tăng thu ngân sách nhà nước.

Tỷ lệ đồng thuận với kết quả thanh tra thuế =

Số trường hợp khiếu nại sau thanh tra

Số trường hợp thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ này cho biết mức độ đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận của cơ quan thanh tra TTNCN.

Trên đây là một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá hoạt động quản lý TTNCN và cũng là căn cứ để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố Thái nguyên.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Thái Nguyên

Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có

toạ độ địa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, thành phố Thái Nguyên tiếp giáp với một số huyện đó là: phía bắc thành phố giáp với huyện Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ, phía tây thành phố giáp với huyện Đại Từ, phía đông thành phố giáp với huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có vị trí chiến lược quan trọng đó là trung tâm giao lưu văn hóa của vùng Việt Bắc, đây cũng là đầu mối giao thông kết nối giữa miền xuôi: Hà Nội, Bắc Giang và miền ngược như các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Địa hình, địa mạo: địa hình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là tương

đối bằng phẳng, chủ yếu các các đồi núi thấp. Các cánh đồng ruộng tập trung hai bên bờ sông Cầu và sông Công, thuận tiện cho việc tưới tiêu. Thêm vào đó, trên địa bàn cũng có các đồi núi thấp, địa hình này phù hợp phát triển các cây công nghiệp lâu năm mà trong đó cây chè là một trong những thế mạnh của thành phố với vùng nổi tiếng là Tân Cương. Bên cạnh đó phía tây thành phố với địa hình có nhiều đồi núi cao. Nhưu vậy, địa hình thành phố tương đối đa dạng và phong phú, phù hợp cho cả phát triển ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp đặc biệt theo mô hình trang trại: phát triển đàn lợn, đàn gà, trâu

bò, ngoài ra còn có thể phát triển các loại cây ăn quả như vải nhãn, xoài và cây lấy gỗ như keo.

Khí hậu: khí hậu trên địa bàn thành phố Thái nguyên là khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa: mua đôn nhiệt độ xuống thấp và ít mưa, mùa hè nhiệt độ tương đối cao và lượng mưa tập trung vào mùa này khoảng 70% đến 80% lượng mưa cả năm. Tổng số giờ năng trong cả năm là 1617 giờ, do vậy nhiệt độ vào mùa hè là tương đối cao từ 32 độ đến 37 độ vào mùa đông nhiệt độ trung bình từ 15 độ đến 22 độ. Lượng mưa trên địa bàn phân bổ không đều, có chênh lệch lớn giữa hai mùa. Bởi vậy, vào mùa đông nhiều vùng trang trại lớn tập trung tại các địa bàn như Tân Cương, Cao Ngạn, Phúc Xuân phải sử dụng thêm nguồn nước sạch để bổ sung nguồn nước để chăn nuôi. Thành phố có độ ẩm tương đối cao, độ ẩm trung bình trong năm khoản 82%, vào mua hè thành phố ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Nam mang lại nhiều cơn mưa, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp nơi mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mùa đông bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thành phố chụi ảnh hưởng bởi gió mua đông bắc khô lạnh. Như vậy, khí hậu trên địa bàn thành phố tương đối đa dạng, phù hợp cho ngành công nghiệp và nông lâm nghiệp: đây là ngành cung cấp nguyên liệu cho phát triển các ngành như tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản….

Thuỷ văn: trên địa bàn có hai con sông lớn đó là sông Cầu và sông Công,

trong đó sông Cầu chảy qua thành phố dài khoảng 25 km, cung cấp nước sinh hoạt, phát triển công nghiệp và tưới tiêu hai bên bờ sông. Vào mùa mưa lũ lưu lượng đạt khoảng 3500 m3/giây, nhưng vào mùa khô chỉ khoản 7,5 m3/ giây. Sông Công chảy qua thành phố là 15 Km, được bắt nguồn từ núi Ba Lá của huyện Định Hóa, đây là con sông quan trọng phát triển công nghiệp cho khu Sông Công và một phần của thành phố Thái nguyên, vào mùa mưa lưu lượng nước khoảng 1880 m3/ giây, vào mùa khô lưu lượng nước khoảng 0,33 m3/ giây. Thêm vào đó, Hồ Núi Cốc co vai trò rất lớn trong việc điều tiết lượng nước trên địa bàn thành phố, đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho thành phố vào mùa khô, và tích nước vào mùa mưa.

Các nguồn tài nguyên. Tài nguyên đất: Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau: Đất phù sa: chiếm khoảng 20,46% tổng diện tích đất trên địa bàn thành phố tập trung hai bên sông Cầu và sông Công với diện tích là 3.623,38 ha. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu. Đất bạc màu được phát triển trên nền phù sa cổ, do vậy đặc tính đất này nhẹ, đất dốc thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa, hoa mầu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất xám feralit: có diện tích chiếm khoảng 43% diện tích đất tự nhiên của thành phố với diện tích là 7614 ha, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không

đều trên địa bàn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp. Nhưng với lượng mưa là tương đối lớn, đủ cung cấp cho ngành nông nghiệp nên địa bàn cũng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên rừng: Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng mới

trồng, rừng được trồng theo chương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng hầu như không đáng kể.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có hai con

sông đó là Sông Cầu vầ Sông Công, hai con sông này cung cấp một lượng cát sỏi lớn cho ngành xây dựng của tỉnh. Thêm vào đó, thành phố gần các mỏ khoáng sản như sắt Trại Cau, Đồng Hỷ. Đây là nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhà máy cán thép trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có mỏ thanh Khánh Hòa.

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội thành phố Thái nguyên

Trong những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã có nhiều thay đổi nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện các thủ tục hành chính cũng như mở các buổi xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý TTNCN trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)