Quan điểm, định hướng và mục tiêu quảnlý nhà nước vềphát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quảnlý nhà nước vềphát

4.1.1. Quan điểm

Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đưa nông thôn, trong đó tập trung vào kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của cả nước về trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công nông nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với dân chủ hóa và nâng cao dân trí, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoản cách về đời sống giữa thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể, hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.

Củng cố và đổi mới hoạt động của kinh tế nhà nước. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế

hộ gia đình, từng bước chuyển đổi và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo luật hợp tác xã, chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

4.1.2. Định hướng

Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng ngày càng cao. Quy hoạch sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời gắn liền với kết cấu hạ tầng đồng bộ. Bên cạnh đó, phát huy ưu thế của huyện về sản xuất nông nghiệp làm động lực phát triển kinh tế, xã hội, hiệu quả và bền vững.

Tăng cường QLNN về đất đai, giống, chất lượng nông sản, cần có sự thay đổi về tư duy, đổi mới về chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính sách đất đai, về vốn, về giống về chất lượng hàng hóa nông sản,… là những nội dung quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hát triển sản xuất. Để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng phát triển trong nông nghiệp, cần xây dựng hơn nữa công tác QLNN về phát triển nông nghiệp, mạnh dạn giao đất, khoán rừng, tạo cho chủ rừng có quyền giao trách nhiệm để họ quản lý, phát triển theo định hướng của nhà nước, có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Hỗ trợ sản xuất trong sản xuất nông sản hàng hóa. Lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm trung tâm của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp; tập trung phát triển kinh tế hợp tác và thu hút các thành phần kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu. Điều đó đòi hỏi vốn vấn đề xúc tiến thương mại nông nghiệp cần được coi trọng và thường xuyên, liên tục, trọng tâm xây dựng mối liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp.

4.1.3. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai nhằm đưa ra định hướng cụ thể cho ngành nông nghiệp phát triển, củng cố chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, thu

hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, trên cơ sở phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phát triển hạ tầng nông thôn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

* Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 6 %/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 20% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 50%; số xã nông thôn mới khoảng 50%.

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực, tăng năng suất đi đôi với chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Phát triển các vùng cây công nghiệp đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, hình thành các vùng cây ăn quả có giá trị cao. Phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 75% . Hoàn thành giao đất giao rừng lâu dài… ngăn chặn cho được nạn phá rừng.

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Công nghệ sinh học trong lai tạo, nâng cao trình độ thâm canh. Đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau, quả, thực phẩm.

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy nông. Tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường vốn và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, tập trung trước hết cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực trực tiếp phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện phương án tổ chức lại sản xuất trên địa bàn nông thôn, phân công sản xuất giữa Trung ương và địa phương, sự hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế trong ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông thôn phát triển, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)