Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quảnlý nhà nước vềphát triển nông

3.3.2. Nhân tố bên trong

a. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội địa phương * Về điều kiện tự nhiên

Huyện Võ Nhai có điều kiện về địa hình rất phức tạp, không ưu đãi cho quá trình phát triển nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, việc ứng dụng KHCN và thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư còn hạn chế. Huyện Võ Nhai có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Do đó vào mùa mưathời gian thi công, chất lượng công trình đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động thu hút vốn đầu tư, cho phát triển nông nghiệp của huyện; công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm cho tuổi thọ của các máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp giảm đi dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao làm giảm hiệu quả thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong huyện.

*Về điều kiện kinh tế

Huyện Võ Nhai là huyện có điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn do địa hình và vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên không mấy ưu đãi nên kinh tế chưa phát triển mạnh như các địa bàn các huyện khác.

Qua biểu đồ cho thấy cơ cấu kinh tế huyện có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm cao nhất so với ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2015, ngành nông nghiệp chiếm 54,11%; năm 2016 chiếm 56,24% và năm 2017 chiếm 57,01%. Ngành công nghiệp xây dựng có tăng nhưng không đáng kể, năm 2015 chiếm 31,01%, năm 2016 chiếm 32,82% và năm 2017 chiếm 32,04%. Đối với ngành dịch vụ, năm 2015 chiếm 14,88%, năm 2016 chiếm 10,94% và năm 2017 chiếm 10,95%.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng Kinh tế-hạ tầng huyện)

Có thể thấy huyện Võ Nhai là huyện nông nghiệp, có cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước cho phát triển nông nghiệp huyện trên các khía cạnh về quy hoạch, đầu tư CSHT, thu hút doanh nghiệp nông nghiệp, ứng dụng KHCN, bố trí bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp huyện,..huyện sẽ phải thực hiện

tất cả các khía cạnh này để có thể phát huy thế mạnh trong ngành nông nghiệp huyện Võ Nhai.

*Về điều kiện xã hội

Huyện Võ Nhai là vùng đất người dân cần cù, chịu khó, có nhiều ngànhnghề truyền thống. Song đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nềnkinh tế còn nhỏ, ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển quá thấp, chủ yếunhận trợ cấp của Trung ương gây khó khăn cho quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Đây là những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả công tác QLNN về phát triển nông nghiệp cho huyện.

Độ tuổi trung bình của lao động tại huyện là khá trẻ, tuy nhiên trình độ lạicòn hạn chế, do đó, số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiều, nhưng chất lượng chưa cao, điều này cũng phần nào làm giảm sự cạnh tranh của huyện trong việc thu hút đầu tư; công tác kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp; công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp; công tác quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

b. Đường lối, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp huyện

Hiện trạng phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Võ Nhai những năm qua phù hợp với chủ trương của huyện, của ngành Nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng của địa phương vào sản xuất.

Người dân trên địa bàn các xã Tràng Xá, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến, Phương Giao, Bình Long và thị trấn Đình Cả cũng đã và đang phát triển mạnh diện tích trồng các loại cây ăn quả (na, bưởi, cam, quýt, nhãn, ổi…), từng bước hình thành những vùng chuyên canh. Theo thống kê mới nhất, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện Võ Nhai là trên 1.100ha (tăng 300ha so với năm 2015), trong đó có 645ha đang cho thu hoạch. Với tiềm

năng về đất đai còn lớn, người dân Võ Nhai vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả các loại.

Đề án 2037 của huyện về hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, ban hành ngày 14/6/2017, UBND huyện hỗ trợ giống ngô, phân bón cho bà con; cho bà con vay vốn để nuôi trâu, bò. Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giải ngân được 900 triệu đồng, hiện đã thành lập được 11 nhóm hộ với 213 con trâu, bò ở 12 xóm của 8 xã. Theo đó, tỉnh hỗ trợ tiền trồng cỏ voi, bà con tận dụng cây ngô để làm thức ăn nuôi trâu, bò. Tất cả những hỗ trợ trên giúp đồng bào dân tộc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đời sống tinh thần của đồng bào cũng được các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng; sách báo được cấp phát đến thôn bản.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay của Võ Nhai có thể thấy việc phát triển cây ăn quả còn thiếu những yếu tố bền vững. Chuyện được mùa mất giá trong sản xuất nông nghiệp đã xảy ra ở nhiều nơi và cũng không còn xa lạ với người dân một số vùng của huyện. Nhiều người trồng vải thiều, mơ và mới đây là bí đỏ ở Võ Nhai đã ngậm ngùi nuốt “trái đắng” vì sản phẩm làm ra không có người mua, hoặc phải chấp nhận bán với giá rẻ mạt. Một số loại cây ăn quả hiện được trồng phổ biến ở Võ Nhai thì nhiều nơi ở cả trong và ngoài tỉnh cũng đang phát triển mạnh. Vì thế, dù đầu ra cho những sản phẩm cây ăn quả chủ lực của Võ Nhai hiện vẫn khá tốt, chưa có áp lực lớn nhưng người nông dân trên địa bàn cũng bắt đầu cảm nhận thấy những khó khăn.

Với định hướng về cây trồng và vật nuôi cho phát triển nông nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế cho thấy đã bám sát và triển khai có hiệu quả, tuy nhiên yếu tố bền vững còn chưa thực hiện quyết liệt gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện hạn chế.

c. Bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp được phân cấp, phân quyền trên địa bàn huyện

Bộ máy QLNN về nông nghiệp của huyện được tổ chức và vận hành thông qua Phòng Nông nghiệp huyện Võ Nhai. Phòng Nông nghiệp huyện sẽ thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp huyện Võ Nhai dưới sự phân quyền của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Võ Nhai, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm phân quyền của Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ QLNN theo Văn bản, Nghị định, Thông tư chung của Bộ NN&PTNT, căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên sẽ xây dựng văn bản chỉ đạo phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh, phân cấp cho Phòng Nông nghiệp huyện Võ Nhai nhằm hoàn thành các mục tiêu QLNN về nông nghiệp ở cấp huyện.

Hiện tại, chức năng, nhiệm vụ của Phòng nông nghiệp huyện được thực hiện theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT, các cán bộ được trang bị kiến thức chuyên môn trong thực hiện QLNN về nông nghiệp. Chất lượng của cán bộ thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.18. Trình độ của cán bộ thực hiện công tác QLNN về phát triển nông nghiệp tại huyện Võ Nhai từ năm 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Sau Đại học 3 4,69 5 7,35 7 10

Đại học 40 62,5 42 61,76 45 64,29

Cao đẳng, Trung cấp 21 32,81 21 30,88 18 25,71

Tổng 64 100 68 100 70 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp)

Qua bảng 3.13 cho thấy chất lượng cán bộ thực hiện công tác QLNN về phát triển nông nghiệp huyện tăng đáng kể, số lượng và tỷ trọng cán bộ có trình

độ Sau đại học và đại học tăng: năm 2015 tỷ lệ cán bộ trình độ sau đại học chiếm 4,69%, năm 2016 chiếm 7,35% và năm 2017 chiếm 10%; đối với trình độ đại học năm 2015 chiếm 62,5%, năm 2016 chiếm 61,76% và năm 2017 chiếm 64,29%; trình độ cao đẳng và trung cấp giảm: năm 2015 chiếm 32,81%, năm 2016 chiếm 30,88% và năm 2017 chiếm 25,71%. Khả năng tổ chức bộ máy và cải thiện chất lượng cán bộ là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện, bởi bộ máy tinh gọn, sắp xếp hợp lý, chất lượng cán bộ đảm bảo mới có khả năng triển khai và phát huy ý kiến, tham mưu cho cấp lãnh đạo để công tác QLNN về phát triển nông nghiệp thuận lợi và có điều kiện phát triển theo thế mạnh của địa phương.

d. Hệ thống tổ chức chính trị trên địa bàn huyện

Hiện nay hệ thống chính trị tại địa bàn huyện cao nhất là HĐND, UBND huyện, tại các xã, thị trấn có HĐND, UBND các xã, thị trấn là cơ quan quyền lực tại địa phương có thể giúp triển khai tốt nhất công tác QLNN về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị như Mặt trận tổ quốc huyện, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội cực chiến binh, Đoàn thanh niên là các đơn vị có vai trò hỗ trợ tích cực cho sự phát triển nông nghiệp huyện. Sự hoàn thiện và thống nhất hoạt động của hệ thống chính trị tại huyện là nhân tố tác động tích cực đến QLNN về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai.

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 103)