Tình hình phát triển nôngnghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.1.4. Tình hình phát triển nôngnghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai qua một số năm 2015-2017

(tính theo giá hiện hành)

Năm Tổng số Chia ra:

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

I, Giá trị (Tỷ đồng)

2015 694 232 341 121

2016 733 245 354 134

2017 774 219 408 147

III. Tốc độ tăng trưởng

hàng năm (%) 1,06 0,97 1,09 1,10

II, Cơ cấu (%)

2015 100 33,43 49,14 17,44

2016 100 33,42 48,29 18,28

2017 100 28,29 52,71 18,99

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Võ Nhai)

Qua 3 năm gần đây (từ 2015-2017), số liệu trên bảng 3.3 cho thấy nông nghiệp huyện Võ Nhai đã phát triển với tốc độ tương đối, bình quân hàng năm là 1,06%. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện đã chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, nguyên nhân của tình hình này là do địa bàn của huyện chủ

yếu là đồi núi, nên phát triển chăn nuôi như chăn thả gia súc, gia cầm phù hợp hơn trồng trọt đòi hỏi địa hình bằng phẳng, bên cạnh đó chính sách đất đai thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ, do vậy mà giá trị nội ngành nông nghiệp thay đổi, cụ thể:

- Về giá trị: giá trị sản xuất của huyện tăng hàng năm. Năm 2015 đạt 694 tỷ đồng, năm 2016 đạt 733 tỷ đồng, năm 2017 đạt 774 tỷ đồng. Trong đó, ngành chăn nuôi mang lại giá trị sản xuất lớn nhất. Tuy nhiên, xu thế của ngành dịch vụ nông nghiệp tăng hàng năm làm cho lĩnh vực nông nghiệp huyện tăng đáng kể. Như vậy, GTSX tăng hàng năm là tín hiệu tốt đối với vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, nhất là phát triển được dịch vụ nông nghiệp.

- Về cơ cấu GTSXNN: Cơ cấu chăn nuôi của huyện chiếm tỷ trọng cao nhất từ 2015-2017, tỷ trọng chăn nuôi có cơ cấu không ổn định, năm 2015 chiếm 49,14%, năm 2016 chiếm 48,29%,nguyên nhân là do năm 2015 trên địa bàn xảy ra tình trạng dịch bệnh lở mồm long móng của đàn lợn, trâu, bò; các bệnh dịch cúm gia cầm gà, vịt, năm 2015 là năm có khí hậu không thuận lợi nên bệnh dịch bùng phát một số xã như Bình Long, Dân Tiến, Đình Cả, La Hiên, Thần Sa, Tràng Xá,…ảnh hưởng mạnh nhất, năm 2017 tỉ trọng chăn nuôi tăng lên đạt 52,71%.

Về cơ cấu trồng trọt, năm 2015 chiếm 33,43%, năm 2016 đạt 33,42% và năm 2017 giảm còn 28,29%, nguyên nhân là do đất đai trồng trọt rất khó khăn về quy mô diện tích, về chất lượng đất và chính sách cho đất đai còn chưa thực hiện quy hoạch đồng bộ nên trồng trọt còn nhiều khó khăn.

Cơ cấu dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng tăng, năm 2015 chiếm tỷ trọng là 17,44% tăng đều đến năm 2017 là 18,99%, sự tăng trưởng mạnh mẽ là do UBND huyện tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia vào các tổ hợp tác, thành lập nhiều HTX làng nghề, phát triển dạy nghề cơ khí, sửa chữa nông cụ nên dịch vụ tăng nhanh.

Đó chính là những kết quả tích cực phản ánh hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)