Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận có sự tham gia: Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây. Tham gia được coi vừa là mục đích vừa là phương tiện, vì nó xây dựng kỹ năng và nâng cao năng lực hành động của người dân trong việc giải quyết các vấn đề và cải thiện cuộc sống của họ, đóng góp cho các chính sách và các dự án phát triển tốt hơn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, mà ở đó chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, các cơ quan tổ chức chuyên môn, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp huyện.

- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được hiểu là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề về kinh tế và phát triển. Tiếp cận hệ thống là những phương pháp, công cụ, cụ thể được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây. Trong luận văn, tác giả sử dụng cách tiếp cận các chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, vấn đề về nông nghiệp, nông thôn; sự liên quan của các chủ thể đối với nhà nước và các tổ chức phát triển nông nghiệp.

- Tiếp cận thể chế - chính sách: Đề tài đứng ở góc nhìn thể chế, đi từ thể chế chính trị đến thể chế pháp luật chính sách của Việt Nam để xem xét giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)