5. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quảnlý nhà nước vềphát triển
- Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị có nhu cầu tham gia trong quá trình phát triển nông nghiệp tại địa bàn huyện.
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện trên địa bàn huyện
1.1.5.1. Nhân tố bên ngoài
a. Đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Đảng cộng sản Việt Nam
Việt Nam đã tham gia vào nền kinh tế thị trường cho nên cần thay đổi quyết liệt, mạnh mẽ cơ chế quản lý các lĩnh vực trong đời sống, kinh tế-xã hội của đất nước và nông nghiệp cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Các chính sách thay đổi về đất đai, tài chính nông nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp trong đó tái cơ cấu nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và các mô hình kinh tế phát triển nông nghiệp là biểu hiện rõ nhất trong thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước. Đó là động lực lớn nhằm thay đổi toàn cảnh bức tranh nông nghiệp của từng địa phương, vùng trong cả nước, góp phần phát triển nền nông nghiệp sâu sắc và toàn diện.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn. Nông sản có cơ hội tham gia thị trường xuất khẩu bằng cơ chế chính sách đặc thù về thuế, phí hải quan dành riêng cho
ngành nông nghiệp. Khi gia nhập nền kinh tế quốc tế đã thu hút nhiều hơn các cơ hội đầu tư vốn, KHCN, thương mại nông sản, sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế của sản phẩm nông nghiệp từ phía nước ngoài. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành nông nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu, quản lý nhà nước về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Tình hình lũ lụt, hạn hán diễn ra bất thường ở các vùng trong cả nước gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp vốn dĩ đã dựa vào điều kiện tự nhiên. Yếu tố này ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước cho phát triển nông nghiệp đó là quản lý công tác phát triển thủy lợi, nguồn nhân lực, nguồn vốn cho phát triển thủy lợi ở các địa phương trong cả nước. [14]
b. Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và của tỉnh về phát triển nông nghiệp
Đảng khẳng định và thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện, sâu sắc và triệt để trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết và các chính sách của Đảng trong phát triển nông nghiệp. Nhà nước là đơn vị cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với toàn xã hội nói chung và với nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể hóa trong luật và các nghị định để điều chỉnh và thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo định hướng.
Vì vậy, nếu chính sách đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngược lại, nếu định hướng thiếu tính khoa học, chưa chính xác thì các văn bản pháp lý nhà nước sẽ đưa xa rời thực tế, thiếu tính khả quan, duy ý chí sẽ dẫn đến sự phát triển lệch hướng, đầu tư không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển. [5]
1.1.5.2. Nhân tố bên trong
a. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
Điều kiện tự nhiên: huyện có đất đai màu mỡ, khí hậu, thủy văn... thuận lợi sẽ là điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, từ đó quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp cho huyện sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì phát triển sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn và quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp cũng sẽ khó khăn hơn.
Về kinh tế: huyện có trình độ phát triển kinh tế cao sẽ tạo ra nguồn lực tài chính tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp để các đề án, dự án, chương trình được thực hiện khả thi và ngược lại.
Xã hội: môi trường an ninh chính trị an toàn, trình độ dân trí cao, các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động tốt thì quản lý thuận lợi, ngược lại nếu các tổ chức đoàn thể chính trị không kết hợp và hỗ trợ thì quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp yếu kém, không thuận lợi.
b. Chủ trương, chính sách của Huyện ủy, HĐND, UBND
Huyện ủy, HĐND, UBND tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của địa phương mình. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của huyện, chính phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền cấp huyện phải thực sự quan tâm đến những vấn đề này để loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của huyện.
Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, chính quyền cấp huyện ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu
hút các nhà đầu tư, cũng là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
c. Bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp ở huyện là một hệ thống cơ quan quyền lực các cấp từ huyện đến xã, thị trấn, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý nền nông nghiệp ở tầm vĩ mô. Vai trò của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, với tính chất là chủ thể quản lý ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, bộ máy quản lý chính quyền nhà nước là không thể thiếu được. Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lý cao là nhân tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Thứ hai, chỉ có thông qua bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp thì Nhà nước mới thực hiện được vai trò điều khiển nền nông nghiệp phát triển hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội, cũng như thực hiện được định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển nông nghiệp.
Thứ ba, các công cụ quản lý, kể cả bộ máy quản lý đều do con người tạo ra. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp với đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực quản lý sẽ phát huy sức mạnh của các công cụ quản lý khác.
Thứ tư, bộ máy QLNN về phát triển nông nghiệp ở huyện sẽ vận hành tốt nếu có sự phân cấp, phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp rõ ràng, minh bạch thì QLNN về phát triển NN sẽ đạt kết quả, hiệu quả, hiệu lực
d. Sự hoàn thiện của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện
Hệ thống chính trị trên địa bàn huyện gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đó là các chủ thể quản lý theo nghĩa rộng. Khả năng phân cấp quản lý nhà nước và phát triển nông nghiệp ở địa phương, tổ chức bộ máy quản lý nhân lực trong phát triển nông nghiệp như Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, xã, thị trấn càng rõ ràng,
gọn nhẹ thì quá trình điều tiết công tác quản lý càng dễ dàng, nhanh chóng. Phân cấp quản lý nhà nước là một nội dung của cải cách hành chính và rộng hơn là đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Vì vậy, nó phải được tiến hành trên cơ sở những định hướng và quan điểm chỉ đạo xuyên suốt hai quá trình nói trên, trong đó phải kể đến các nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy, đảng ủy xã, chi bộ thôn/bản tập trung dân chủ; pháp chế. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, HĐND, UBND, các phòng chức năng của UBND huyện cần có sự phối hợp và chỉ đạo nhất quán đối với HĐND, UBND cấp xã và lãnh đạo thôn/bản trong quá trình quản lý nông nghiệp địa phương. [5]
Mặt khác, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở cấp xã cần có một hệ thống hoàn chỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền để tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng thực hiện tốt các chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch, dự án trong phát triển nông nghiệp huyện.
1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên