Bài học cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một là,cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy

hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.

Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch. Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng

yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Năm là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án,

kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân.

Sáu là, tổ chức bộ máy quản lý và phát triển nông nghiệp huyện theo

hướng tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo chuyên môn hoạt động và khả năng thực thi các chính sách quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện một cách triệt để, hiệu quả.

Bảy là, các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện cần có sự phối hợp

chặt chẽ với nhau trong quá trình triển khai đồng bộ chính sách quản lý nhà nước về nông nghiệp. Phân cấp quản lý rõ ràng, minh bạc, không chồng chéo các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(1) Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ra sao?

(2) Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên?

(3) Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận có sự tham gia: Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây. Tham gia được coi vừa là mục đích vừa là phương tiện, vì nó xây dựng kỹ năng và nâng cao năng lực hành động của người dân trong việc giải quyết các vấn đề và cải thiện cuộc sống của họ, đóng góp cho các chính sách và các dự án phát triển tốt hơn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, mà ở đó chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, các cơ quan tổ chức chuyên môn, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp huyện.

- Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được hiểu là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề về kinh tế và phát triển. Tiếp cận hệ thống là những phương pháp, công cụ, cụ thể được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây. Trong luận văn, tác giả sử dụng cách tiếp cận các chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, vấn đề về nông nghiệp, nông thôn; sự liên quan của các chủ thể đối với nhà nước và các tổ chức phát triển nông nghiệp.

- Tiếp cận thể chế - chính sách: Đề tài đứng ở góc nhìn thể chế, đi từ thể chế chính trị đến thể chế pháp luật chính sách của Việt Nam để xem xét giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở cấp huyện.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển nông nghiệp từ các Phòng Thống kê, Phòng tài chính-kế hoạch huyện Võ Nhai; Niên giám thống kê huyện Võ Nhai; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2015-2017; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Võ Nhai; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của huyện Võ Nhai qua các năm 2015- 2017, quan điểm, định hướng và mục tiêu năm 2018 và các năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp; kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của một số địa phương trong nước.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Các thông tin về tình quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Các chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của huyện Võ Nhai và tỉnh Thái Nguyên.

- Tác giả lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo ở huyện Võ Nhai về các đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông nghiệp như: Lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, Phòng thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế-Hạ tầng,…

2.3.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

* Lấy ý kiến của tất cả các cán bộ trực tiếp tham gia ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện Võ Nhai bao gồm các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã. Tác giả thống kê có 130 cán bộ, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 130 phiếu.

Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá của các cán bộ quản lý nông nghiệp theo thang đo Likert 5 mức độ (Bảng hỏi kèm theo) về công tác quản lý nông nghiệp.

* Lấy ý kiến của Ban lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai gồm: Thường vụ Huyện Ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện và các xã, Trưởng, phó phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Kinh tế Huyện ủy, đánh giá về công tác quản lý nông nghiệp của các cơ quan quản lý nông nghiệp theo thang đo Likert 5 mức độ (bảng hỏi kèm theo). Tác giả thống kê có 45 cán bộ lãnh

đạo, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 45 phiếu.

Phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: 1- Kém; 2- Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5- Tốt. Điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của thang đo Likert

Mức độ Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,21 - 5,00 Tốt

4 3,41 - 4,20 Khá

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81 - 2,60 Yếu

1 1,00 - 1,80 Kém

* Các bước tiến hành thu thập thông tin sơ cấp

Để nghiên cứu công tác quản nông nghiệp ở huyện Võ Nhai, tác giả sẽ thực hiện cách thức chọn mẫu như sau:

Bước 1: Chọn các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bước 2: Phân nhóm các đối tượng là cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bước 3: Tiến hành điều tra. Số liệu, thông tin được thu thập bằng công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.3.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2.2. Phương pháp bảngthống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2.3. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,... căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế-xã hội của huyện; các tiêu chí phát triển nông nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai tác giả sẽ phản ánh qua đồ thị thống kê.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.3.1. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và kết luận.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

2.3.3.2.Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm . Các chỉ tiêu phân tích biến động của phát triển nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3… Trong đó:

yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

ti= ; i=2,3,….n Trong đó:

y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti =

Trong đó:

yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. t2, t3, t4…tn

Công thức tính: =

hoặc: = =

Trong đó:

t2, t3, t4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội huyện Võ Nhai

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi

GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất).

n: Số lượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ngành nông nghiệp (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ kinh tế của địa phương trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Chỉ tiêu GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) Công thức:

GRDP=

Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

(cận nghèo) (%) =

Số hộ nghèo (hộ cận nghèo) có đến ngày 31/12

x 100 Tổng số hộ có đến ngày 31/12

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so với tổng số hộ.

- Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp

Tỷ trọng lao động ngành nông

nghiệp (%)

=

Lao động BQ đang làm việc trong ngành nôngnghiệp

x 100 Tổng số lao động xã hội BQ làm việc

Tỷ trọng lao động nông nghiệp là chỉ tiêu thống kênghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản so với tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 39)