Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Năm 2017, là năm ngành nông nghiệp Lâm Bình gặp khá nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên với những nỗ lực của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương và bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp và phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển với tốc độ khá theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Là một huyện miền núi với xuất phát điểm thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả, song nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện, ngành nông nghiệp Lâm Bình đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Đặc biệt trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, các nghị quyết

của trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, ngành nông nghiệp đã phát huy mạnh mẽ những thành tựu, kinh nghiệm đạt được để tạo những bước đi hiệu quả, trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành. Với mục tiêu là đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, trong những năm qua trên địa bàn huyện đã triển khai các dự án, quy hoạch về phát triển nuôi trồng thủy sản; quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi; quy hoạch sử dụng đất lúa; quy hoạch phát triển rừng bền vững. Đặc biệt, huyện Lâm Bình, đã triển khai mô hình phát triển một số cây trồng vật nuôi có lợi thế trên địa bàn huyện, theo đó đã triển khai thực hiện 3 mô hình trồng cây rau đặc sản như: Mô hình trồng rau bò khai tại xã Thượng Lâm; Mô hình trồng cây rau ngót rừng tại xã Lăng Can; Mô hình trồng cây Giảo cổ lam tại xã Xuân Lập. Đối với vật nuôi có 5 mô hình chăn nuôi, đem lại hiệu quả như: Mô hình lợn đen, dê địa phương, gà địa phương, vịt bầu và vịt trời.

Bằng các cơ chế chính sách kịp thời, người dân huyện Lâm Bình, đã tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó mà đời sống và diện mạo nông thôn của huyện miền núi Lâm Bình, đã có sự thay đổi rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã có nguồn thu nhập từ50 - 100 triệu đồng/ năm. Từ đó giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, có điều kiện làm giàu ngay chính trên mảnh đất của mình, góp phần xây dựng Lâm Bình, ngày càng phát triển nhanh, hội nhập với các địa phương khác trong tỉnh.

Để nông nghiệp Lâm Bình, phát triển nhanh, tạo ra các sản phẩm trong nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong những năm qua ngành Nông nghiệp đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn cơ cấu giống mới, gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, theo hướng tập trung như: mô hình trồng lúa mới, mô hình trồng lúa tập trung với diện tích trên 68 ha, đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất theo hướng tập trung.

Bên cạnh đó, Lâm Bình đã kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, trợ giá giống, hỗ trợ giống lúa, ngô lai năng suất cao cho các hộ nghèo sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn, triển khai có hiệu quả chương trình khuyến nông. Ngành nông nghiệp huyện Lâm Bình, còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho trên 500 hộ vay vốn với số tiền trên 24 tỉ đồng, để nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống và nuôi 10 lồng cá đặc sản. Với những giải pháp thiết thực, nâng tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 18.378 tấn, đạt 104% kế hoạch, trồng trên 91,3 ha cây mía đạt 102,6% kế hoạch; trồng mới 696,5 ha rừng, đạt 107,2% kế hoạch. Bên cạnh đó, Lâm Bình, phát triển gần 10.000 con trâu, bò; trên 25.560 con lợn và trên 127.937 con gia cầm các loại. Đồng thời tận dụng 3.569 ha mặt nước để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản lượng thu hoạch đạt 407 tấn đạt 100% kế hoạch.

Trong năm 2018, huyện Lâm Bình, phấn đấu sản lượng lương thực đạt 17.223 tấn, đàn gia súc, gia cầm đạt 165.920 con; trồng mới 700 ha rừng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Bình đã đề ra. [16]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân từ 8,5-9%. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 2,64%/năm; giá trị trên mỗi ha canh tác đạt 161 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt trên 39 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, trong cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp của huyện đã và đang tiếp cận nền nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp sinh thái, áp dụng và hoàn thiện các khâu cơ giới trong sản xuất. Một số sản phẩm có thương hiệu như: rau hữu cơ, nấm, chè an toàn Bắc Sơn, bưởi sạch Sóc Sơn, gà đồi Sóc Sơn đã được thị trường tin tưởng sử dụng. Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của nông dân đã có

những chuyển biến tích cực, từ việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa.

Điển hình như: mô hình Hoa nhài Phù Lỗ, Đông Xuân có giá trị từ 420 đến 450 triệu/ha canh tác. Huyện cũng đã hình thành Hiệp hội hoa nhài đảm bảo bao tiêu ổn định cho nông dân; Vùng sản xuất bưởi diễn tại Phú Cường, Thanh Xuân và Phú Minh cho giá trị đạt 350-400 triệu đồng/ha canh tác; Vùng sản xuất rau hữu cơ Thanh Xuân giá trị sản xuất đạt 1,2 tỉ đồng/ha; Vùng sản xuất chè Bắc Sơn đạt 250 triệu/ha; sản xuất Nấm giá trị đạt từ 0,7 -1 tỉ đồng /Hợp tác xã; hay mô hình sản xuất hoa Lan giá trị từ 0,7 -1,5 tỉ đồng/năm.

Trong chăn nuôi, đến nay huyện đã giảm chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ, chăn nuôi trang trại ngày càng tăng. Việc ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật được người dân quan tâm áp dụng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được cải thiện; tỉ lệ sinh hóa đàn bò đạt trên 90%, nạc hóa đàn lợn 95%. Công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp được quan tâm thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đánh giá khách quan cho thấy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là diện tích cấy lúa vẫn lớn, trong khi diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao còn hạn chế; mặc dù đã hình thành vùng sản xuất tập trung, tuy nhiên quy mô và chất lượng chưa bền vững. Số lượng mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. Nhất là trong quá trình bảo quản, chế biến nông sản, làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Đặc biệt là việc xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp vẫn là bài toán khó đối với hầu hết các địa phương. Người nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng “Mất mùa được giá - được

mùa rớt giá”.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: giá cả vật tư tăng cao, thị trường biến động, nhiều rủi ro, đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên chưa khuyến khích nông dân mạnh dạn sản xuất quy mô lớn.

Cùng với đó, cơ chế chính sách chậm đổi mới, kinh phí hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, trong đó có kinh phí đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn cũng là rào cản khiến nhiều nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp.

Với mục tiêu: phát triển nông nghiệp Sóc Sơn theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, với sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu đặc trưng của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị trong nông nghiệp. Huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: Tiếp tục tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, đồng bộ từng bước hiện đại hóa; Giảm dần diện tích sản xuất lúa, đến năm 2020 ổn định còn 17.000- 18.000 ha gieo trồng; Mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Thúc đẩy phát triển các vùng rau chuyên canh có quy mô hàng hóa tập trung, phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 400-500ha. Trong đó ưu tiên phát triển rau hữu cơ, rau an toàn; Mở rộng, phát triển mô hình trồng Nấm ăn, Nấm dược liệu. Khuyến khích mở rộng và phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh, giống cây lâm nghiệp và cây dược liệu.

Đến năm 2020 tăng quy mô đàn bò đạt 31.000 con, tỉ lệ sinh hóa đạt trên 98%; Phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học; Chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung quy mô lớn, đầu tư thâm canh, phấn đấu tổng đàn đạt 2,1-2,2 triệu con/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 730ha.

Chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với quảng bá, duy trì và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các vùng chuyên canh tập trung. Tạo cơ chế ưu đãi về lãi suất, thuê đất, chính sách thuế để thu hút các doanh nghiệp, công ty... đầu tư vào địa bàn huyện. Trong đó, áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cho một số trang trại nông hộ lớn để phát triển nhanh đàn lợn ngoại, cung cấp nhiều con giống chất lượng đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất. Làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các khâu, nhất là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và chất cấm trong chăn nuôi, để các sản phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo an tàn thực phẩm.

Quan tâm hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng ở các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định. Phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, củng cố, hoàn thiện Hợp tác xã theo Luật 2012. Đào tạo cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho các Hợp tác xã mở rộng dịch vụ, nhất là các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn, dịch vụ chế biến, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ nông nghiệp các xã, thôn nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền các cấp. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật để có đủ trình độ đảm đương nhiệm vụ tại cơ sở. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện nhà ngày một phát triển bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao. [17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 39)