Tình hình quảnlý nhà nước vềphát triển nôngnghiệp huyện Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 94)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quảnlý nhà nước vềphát triển nôngnghiệp huyện Võ

3.2.2. Tình hình quảnlý nhà nước vềphát triển nôngnghiệp huyện Võ

tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp

Những chính sách quy hoạch tại huyện Võ Nhai đã đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có kinh tế vườn rừng đạt hiệu quả cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Thời gian tới, huyện tiếp tục định hướng cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng thêm diện tích các vùng chuyên canh tập trung. Tích cực tìm hướng đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 3.4: Nguồn ngân sách hỗ trợ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai qua các năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Trồng trọt 3,7 52,11 4,2 54,54 5,3 58,14 Chăn nuôi 3,4 47,89 3,5 45,56 3,6 41,86 Tổng số 7,1 100 7,7 100 8,6 100

Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp tại huyện Võ Nhai đạt được nhiều kết quả, Đề án tái cơ cấu nông nghiệp có tổng nguồn vốn thực hiện hàng năm tăng, năm 2015 đạt 7,1 tỷ đồng, năm 2016 đạt 7,7 tỷ đồng và năm 2017 đạt 8,6 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách chi cho lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đều tăng hàng năm. Cụ thể năm 2015 chi 3,7 tỷ cho trồng trọt chiếm 52,11% tổng kinh phí, chăn nuôi chiếm 47,89% tổng kinh phí. Năm 2016 chi 4,2 tỷ đồng cho trồng trọt chiếm 54,54% tổng kinh phí, chăn nuôi chiếm 45,56% tổng kinh phí. Năm 2017 chi 5,3 tỷ đồng cho trồng trọt chiếm 58,14% tổng kinh phí, chăn nuôi chiếm 41,86% tổng kinh phí. Như vậy, số chi cho trồng trọt chủ yếu là hỗ trợ giá giống cây ăn quả, còn lại dùng cho trợ giá phân bón, cải tạo vườn cây ăn quả, tập huấn và xây dựng mô hình VietGap…

Kết quả đánh giá tại bảng 3.5 cho thấy cả 5 tiêu chí được đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp ở mức khá. Trong các yếu tố thì cán bộ quản lý đánh giá cao nhất là yếu tố “Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân” đạt 3.90 điểm, và thấp nhất là yếu tố “Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho nông nghiệp” đạt 3.69 điểm. Mặc dù điểm các tiêu chí được đánh giá là khá nhưng các cán bộ QLNN về nông nghiệp huyện Võ Nhai đánh giá công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp còn ở mức thấp, tiêu chí “Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần kinh tế địa phương”, tiêu chí “Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian, không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương” và tiêu chí “Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN” được đánh giá ở mức tối thiểu là 1 điểm.

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai

Tiêu chí đánh giá Mẫu Tối

thiểu Tối đa Trung bình Ý nghĩa Đánh giá của cán bộ

Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương 130 2.00 5.00 3.77 Khá Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân 130 2.00 5.00 3.90 Khá Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần

kinh tế địa phương 130 1.00 5.00 3.77 Khá

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian,

không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương 130 1.00 5.00 3.78 Khá Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN 130 1.00 5.00 3.69 Khá

Valid N (listwise) 130 3.78 Khá

Đánh giá của Lãnh đạo

Quy hoạch theo thế mạnh nông nghiệp của địa phương 45 3.00 5.00 3.95 Khá Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN 45 3.00 5.00 3.97 Khá Quy hoạch đồng bộ, có sự tham gia các thành phần

kinh tế địa phương 45 3.00 5.00 3.77 Khá

Quy hoạch thể hiện được tầm nhìn, chiến lược về thời gian,

không gian, lãnh thổ của ngành nông nghiệp địa phương 45 1.00 5.00 3.87 Khá Quy hoạch làm căn cứ ban hành chính sách phát triển

nông nghiệp địa phương 45 3.00 5.00 3.91 Khá

Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng

nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân 45 2.00 5.00 3.66 Khá

Valid N (listwise) 45 3.85 Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Đối với đánh giá của lãnh đạo, điểm trung bình đạt 3.85 điểm xếp loại khá, trong đó điểm đánh giá từ 3.66-3.97 điểm, cao nhất là tiêu chí “Quy hoạch theo chiều rộng và chiều sâu cho NN” đạt 3.97 điểm, và thấp nhất là

tiêu chí “Quy hoạch phát triển nông nghiệp có gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân” đạt 3.66 điểm.

Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy cán bộ và lãnh đạo đều đánh giá chỉ tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp ở mức khá, huyện Võ Nhai cần tăng cường công tác này trong thời gian tới hơn nữa nhằm phát triển, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân dựa vào thế mạnh nông nghiệp huyện.

3.2.2.2. Công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp

Dưới góc độ quản lý kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh có thể sử dụng công cụ chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, qua đó tạo ra sự hấp dẫn của ngành nông nghiệp đối với nhà đầu tư. Các chính sách chủ yếu mà tỉnh có thể ban hành và thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, số lượng chính sách thay đổi và tăng hàng năm, năm 2015 có 10 chính sách, năm 2016 có 12 chính sách và năm 2017 có 13 chính sách. Cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Thống kê các chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Chính sách Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Đất đai 3 3 3

Phát triển hạ tầng nông nghiệp 2 3 4

Tín dụng 4 5 5

Thương mại 1 1 1

Tổng 10 12 13

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Võ Nhai)

- Chính sách đất đai:Chính sách đất đai của tỉnh đề cập các nội dung

chính sau: (1) Quy hoạch, bố trí và sử dụng đất để phát triển nông nghiệp; (2) Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (3) Quy định về khung giá đất nông

nghiệp và quy định về các thủ tục liên quan đến hoạt động cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp.

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp:Chính sách phát

triển chính sách hạ tầng của huyện được hiểu trên 2 khía cạnh chính, đó là: (i) chính sách huy động và phân bổ các nguồn lực bằng tiền và những tài sản vật chất bỏ vào đầu tư tạo ra những chính sách hạ tầng thiết yếu phục vụ nông nghiệp; (ii) cơ chế chuyển các nguồn lực bằng tiền, tài sản và các loại nguồn lực khác thành những chính sách hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp.

- Chính sách tín dụng:chính sách tín dụng liên quan đến các nội dung

về: (i) xác định phạm vi đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng trong nông nghiệp; (ii) xây dựng cơ chế để kết nối giữa các tổ chức tài chính với nhà đầu tư đặc biệt là người đầu tư nhỏ lẻ; (iii) xây dựng các quy định chi tiết để thực hiện các chương trình cho vay theo mục tiêu như: Các quy định về việc tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư trong nông nghiệp: quy định về điều kiện vay, về quy trình (thủ tục) để được cấp vốn, ….

- Chính sách thương mại: Bao gồm chính sách thị trường, chính sách

giá, và các biện pháp can thiệp trực tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường và hoạt động thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Chính sách khuyến khích liên kết để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường cũng là những chính sách nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Đánh giá về công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp cho thấy các cán bộ đánh giá ở mức độ trung bình đến khá. Tiêu chí “Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành NN” đạt điểm cao nhất là 3.62, xếp mức khá và tiêu chí “Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa phương” chỉ đạt 3.10 điểm, xếp ở mức trung bình. Điểm trung bình các

yếu tố xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp là từ 3.10-3.62 điểm với giá trị nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5 cho thấy cơ quan QLNN về nông nghiệp ở huyện còn chưa thật sự nâng cao được công tác này trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác xây dựng

và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp huyện Võ Nhai

Tiêu chí đánh giá Mẫu Tối

thiểu Tối đa

Trung

bình Ý nghĩa

Đánh giá của cán bộ

Tích cực ban hành chính sách NN 130 1.00 5.00 3.29 Trung bình Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành NN 130 1.00 5.00 3.61 Khá Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa phương 130 1.00 5.00 3.10 Trung bình Cải thiện môi trường đầu tư nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.22 Trung bình Xây dựng chương trình xúc tiến phát triển

nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.57 Khá

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách đầu

tư kinh doanh NN 130 1.00 5.00 3.56 Khá

Valid N (listwise) 130 3.39 Trung bình

Đánh giá của Lãnh đạo

Tích cực ban hành chính sách NN 45 2.00 5.00 3.62 Khá Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành NN 45 1.00 5.00 3.17 Trung bình Cơ chế phối hợp với các sở ban ngành địa

phương 45 1.00 5.00 3.51 Khá

Cải thiện môi trường đâu tư nông nghiệp 45 1.00 5.00 3.68 Khá Xây dựng chương trình xúc tiến phát triển

nông nghiệp 45 1.00 5.00 3.64 Khá

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chính sách đầu

tư kinh doanh NN 45 1.00 5.00 3.55 Khá

Valid N (listwise) 45 3.52 Khá

Kết quả đánh giá các lãnh đạo cho thấy xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp đạt điểm trung bình là 3.52 xếp loại khá. Trong đó tiêu chí “Cải thiện môi trường đầu tư nông nghiệp” đạt 3.68 điểm, xếp cao nhất và tiêu chí “Thu hút các đối tượng đầu tư vào ngành NN” đạt 3.17 điểm, xếp điểm thấp nhất. Như vậy giữa cán bộ và lãnh đạo đánh giá về công tác xây dựng và ban hành chính sách đầu tư kinh doanh nông nghiệp có sự khác biệt nhau.Kết quả đánh giá của cán bộ đạ điểm trung bình chung là 3.39 xếp loại trung bình và đánh giá của ban lãnh đạo xếp loại khá đạt 3.52 điểm. Nguyên nhân của kết quả này là do các cán bộ làm việc trực tiếp các văn bản giấy tờ, tiếp nhận các thông tin chuyên ngành thường xuyên nên khi các chính sách triển khai ngoài thực tiễn vẫn còn bất cập.

3.2.2.3. Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp

Tính đến hết năm 2017, toàn huyện Võ Nhai đã có 215/527 km kênh mương được cứng hóa.Điện lưới quốc gia đã được phủ khắp các xã và thôn (xóm), tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 97%. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện phát triển khá đồng bộ, các xã đều đã được phủ sóng điện thoại có thể truy cập khai thác thông tin qua Internet không dây và thông qua các điểm bưu điện văn hóa xã. Đã cứng hóa 138/138 km đường liên xã; cứng hóa 150/434 km đường liên thôn, 36/401 km đường ngõ xóm và 20/270 km đường nội đồng. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện hàng năm đều được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo cho việc đi lại vậnchuyển hàng hoá từ trung tâm huyện đến các xã và giữa các xã với nhau. Toàn huyện đã cơ bản xây dựng hoàn thành hơn 41 km đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả, nhân dân đồng tình hưởng ứng (ngân sách nhà nước đầu tư trên 20 tỷ đồng, nhân dân đối ứng 12,8 tỷ đồng).

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai

Tiêu chí đánh giá Mẫu Tối

thiểu Tối đa

Trung bình

Ý nghĩa Đánh giá của cán bộ

Thực hiện công tác xây dựng và lập kế hoạch dự án

xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.49 Khá Được tham gia trong các dự án xây dựng CSHT

cho phát triển nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.70 Khá

Được tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra đánh

giá dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.60 Khá Tư vấn, đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng

CSHT cho phát triển nông nghiệp 130 1.00 5.00 3.63 Khá

Valid N (listwise) 130 3.61 Khá

Đánh giá của lãnh đạo

Xây dựng và lập kế hoạch dự án xây dựng CSHT

cho phát triển nông nghiệp 45 3.00 5.00 3.89 Khá

Phân bổ nguồn lực cho dự án xây dựng CSHT cho

phát triển nông nghiệp 45 2.00 5.00 3.86 Khá

Tăng cường thanh tra, kiểm tra dự án xây dựng

CSHT cho phát triển nông nghiệp 45 2.00 5.00 3.75 Khá

Huy động mọi nguồn lực địa phương cho dự án

xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp 45 3.00 5.00 3.86 Khá Hoàn thiện bộ máy ban quản lý dự án xây dựng

CSHT cho phát triển nông nghiệp 45 2.00 5.00 3.78 Khá

Đa dạng hóa các nguồn vốn xã hội trong xây dựng

CSHT cho phát triển nông nghiệp 45 3.00 5.00 3.98 Khá

Valid N (listwise) 45 3.85 Khá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Qua bảng 3.8 thống kê kết quả khảo sát công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai được đánh giá điểm trung bình là 3.61 điểm xếp loại khá, các yếu tố có giá trị trung bình từ 3.49- 3.70 điểm, giá trị nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 5. Yếu tố “Được tham gia trong các dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp” đạt 3.70 điểm, các cán bộ là người nắm rõ địa bàn hoạt động nên thường được cử từ 1-2 cán bộ tham gia các dự án XDCB cho phát triển nông nghiệp huyện; tiêu chí “Thực hiện công

tác xây dựng và lập kế hoạch dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp” đạt 3.49 điểm.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Võ Nhai đạt 3.85 điểm, xếp loại khá, tiêu chí “Đa dạng hóa các nguồn vốn xã hội trong xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp” đạt 3.98 điểm, hiện tại nông nghiệp huyện thu hút nguồn vốn NSNN, vốn địa phương (tỉnh, huyện), vốn từ các doanh nghiệp. Tiêu chí “Tăng cường thanh tra, kiểm tra dự án xây dựng CSHT cho phát triển nông nghiệp” đạt 3.75 điểm, hiện tại lực lượng các cán bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra CSHT cho phát triển nông nghiệp còn chưa tăng cường, nên tiêu chí này đánh giá điểm thấp nhất. Nhìn chung, nông nghiệp huyện Võ Nhai đã có định hướng chung cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

3.2.2.4. Công tác kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp

Nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, trong những năm qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách theo các Chương trình dự án... hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Trong sản xuất nông lâm nghiệp, khuyến khích sản xuất tập trung phát triển theo mô hình gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Bảng 3.9: Kết quả sử dụng nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai từ 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 1.413,5 100 1.538,9 100 1.679,5 100

Vốn từ ngân sách trung ương 186,2 13,17 194,2 12,62 200,4 11,93 Vốn từ ngân sách địa phương 147,6 10,44 153,5 9,97 162 9,65

Vốn tín dụng 1.041 73,65 1.151 74,79 1.272 75,74

Vốn đối ứng của dân 38,7 2,74 40,2 2,61 45,1 2,69

Nguồn lực để sản xuất nông nghiệp được huy động từ nguồn vốn trung ương, địa phương, tín dụng qua các tổ chức tín dụng và vốn đối ứng của nhân dân trên địa bàn. Qua bảng 3.9 cho thấy cơ cấu vốn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn lực để phát triển nông nghiệp huyện, năm 2015 chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 94)