Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển nông nghiệp từ các Phòng Thống kê, Phòng tài chính-kế hoạch huyện Võ Nhai; Niên giám thống kê huyện Võ Nhai; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2015-2017; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Võ Nhai; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của huyện Võ Nhai qua các năm 2015- 2017, quan điểm, định hướng và mục tiêu năm 2018 và các năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp; kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của một số địa phương trong nước.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Các thông tin về tình quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Các chính sách quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của huyện Võ Nhai và tỉnh Thái Nguyên.

- Tác giả lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo ở huyện Võ Nhai về các đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông nghiệp như: Lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, Phòng thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế-Hạ tầng,…

2.3.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

* Lấy ý kiến của tất cả các cán bộ trực tiếp tham gia ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện Võ Nhai bao gồm các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã. Tác giả thống kê có 130 cán bộ, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 130 phiếu.

Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá của các cán bộ quản lý nông nghiệp theo thang đo Likert 5 mức độ (Bảng hỏi kèm theo) về công tác quản lý nông nghiệp.

* Lấy ý kiến của Ban lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai gồm: Thường vụ Huyện Ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện và các xã, Trưởng, phó phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Kinh tế Huyện ủy, đánh giá về công tác quản lý nông nghiệp của các cơ quan quản lý nông nghiệp theo thang đo Likert 5 mức độ (bảng hỏi kèm theo). Tác giả thống kê có 45 cán bộ lãnh

đạo, để có kết quả đánh giá khách quan nhất tác giả sẽ điều tra tổng thể nghiên cứu này, do vậy, tổng số phiếu là 45 phiếu.

Phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc từ 1 đến 5, tương ứng với các mức độ: 1- Kém; 2- Yếu; 3-Trung bình; 4- Khá và 5- Tốt. Điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của thang đo Likert

Mức độ Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,21 - 5,00 Tốt

4 3,41 - 4,20 Khá

3 2,61 - 3,40 Trung bình

2 1,81 - 2,60 Yếu

1 1,00 - 1,80 Kém

* Các bước tiến hành thu thập thông tin sơ cấp

Để nghiên cứu công tác quản nông nghiệp ở huyện Võ Nhai, tác giả sẽ thực hiện cách thức chọn mẫu như sau:

Bước 1: Chọn các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bước 2: Phân nhóm các đối tượng là cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nông nghiệp ở huyện; các chuyên viên thực hiện công tác về nông nghiệp của huyện và các xã trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bước 3: Tiến hành điều tra. Số liệu, thông tin được thu thập bằng công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)