Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức QLNN về nôngnghiệ p

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 117)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp quảnlý nhà nước vềphát triển nôngnghiệp huyện Võ

4.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức QLNN về nôngnghiệ p

a.Căn cứ

Các cán bộ công chức quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực thi công vụ, thực hiện trách nhiệm thực hiện công tác quản lý các hoạt động, lĩnh vực về quản lý phát triển nông nghiệp cho địa phương. Chất lượng cán bộ, công chức này phản ánh trình độ chuyên môn, kỹ năng, sức khỏe trong quá trình phục vụ hoạt động liên quan tới sự phát triển nông nghiệp của huyện mới có hiệu quả, từ thực thi chính sách, đến công tác phổ biến tuyên truyền cho người dân mới có ý nghĩa.

b. Nội dung giải pháp

Tăng cường các khóa, chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để giúp họ cập nhật chủ trương, chính sách mới của đảng và nhà nước, của địa phương trong phát triển nông nghiệp.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức QLNN, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức và hướng dẫn người dân, tuyên truyền phổ biến, tạo lập được đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm, kiến thức về quản lý nhà nước. Từ đó, chính họ là những chuyên gia nong nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách phát triển nông nghiệp cho huyện.

Quy hoạch cán bộ nguồn cho ngành nông nghiệp huyện. Các biện pháp như xây dựng quy trình, quy hoạch, tổ chức cử đi đào tạo, tập huấn ở các địa phương khác hoặc các nước khác có điều kiện tương đồng để học tập mô hình tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, học tập về mô hình, cách thức,…điều này tạo ra sự mới mẻ trong phát triển nông nghiệp của địa phương, trực tiếp nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ quản lý giỏi trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện, cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút lao động chất lượng cao theo yêu cầu mới, có chế độ đãi ngộ thoả

đáng để người lao động có động lực và phát huy trí tuệ trong các cơ quan Nhà nước quản lý nông nghiệp, vì đây sẽ là đội ngũ lao động chất lượng cao tương lai phục vụ cho nông nghiệp phát triển, là đội ngũ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, sử dụng được những chuyển giao công nghệ sản xuất vào nền nông nghiệp của huyện.

Quan tâm đào tạo chất lượng nguồn nhân lực có trình độ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ở các xã, thị trấn; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng các thợ lành nghề, thợ có tay nghề cao và các nghệ nhân để phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

4.2.4. Giải phápđầu tư vốn cho nông nghiệp

a.Căn cứ

Vốn đầu tư nông nghiệp đóng vai trò như một “cú hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của ngành nông nghiệp. Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, sản lượng nông phẩm và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

b. Nội dung giải pháp

Cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vồn từ nhiều nguồn như: huy động vốn trong dân, nguồn vốn ưu đãi, tín dụng từ hệ thống Ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và Trung ương.

Trước tiên cần tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như: hệ thống điện (sản xuất và sinh hoạt), hệ thống giao thông đi lại (đường thuỷ và đường bộ), hệ thống thuỷ lợi (phục vụ tưới và tiêu). Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng những nhà máy, công ty thu mua, chế biến nông sản cũng như cung cấp

các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, như: giống, phân bón, thuốc phòng, chữa bệnh cho cây trồng và vật nuôi, thức ăn cho các loại vật nuôi.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách Trung ương, nhất là nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản. Huyện cần dành ra một phần lớn ngân sách để đầu tư cho ngành nông nghiệp, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện những chính sách ưu đãi đối với những người vay vốn kinh doanh để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tiến cơ sở sản xuất của mình.

Cần đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ sau thu hoạch phù hợp với nông dân, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với từng loại sản phẩm, nên chủ động rà soát, đánh giá sát đúng hiệu quả việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua.

Trung tâm Khuyến nông huyện cần chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đẩy nhanh thực hiện một số dự án quan trọng, có ý nghĩa, thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện cần công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về các dự án cần thu hút đầu tư cho huyện.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục lựa chọn, đầu tư mua sắm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc hiện đại của thế giới sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, kỹ thuật caophù hợp với trình độ phát triển của địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)