CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đối với các dự
4.2.3. Nhóm giải pháp về công tác thanh tra kiểm tra
4.2.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và đội ngũ cán bộ đủ mạnh để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra Kho bạc Nhà nước
Một trong những giải pháp nhằm hoàn thiện phát huy vai trò mới của Thanh tra, kiểm tra KBNN là yếu tố về con ngƣời bởi trình độ cán bộ ngành Kho bạc nói chung và thanh tra kiểm tra KBNN nói riêng còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tế, cán bộ thanh tra kiểm tra KBNN là những ngƣời tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra các KBNN, các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB, vì vậy đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có nghiệp vụ giỏi, phải nắm bắt sâu sắc các cơ chế chính sách liên quan đến kiểm soát chi các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ĐT XDCB trong đó bao gồm cả các dự án của Bộ NN &PTNT, muốn vậy đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra phải đủ về số lƣợng và chất lƣợng để đảm đƣơng công việc.
Trong quá trình đổi mới, việc chuẩn bị một lực lƣợng chuyên gia giỏi về Thanh tra, kiểm tra KBNN là hết sức quan trọng. Trong công tác quản lý cán bộ, phải đổi mới từ khâu tuyển dụng, cơ chế sử dụng lực lƣợng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo và đào tạo lại. Cán bộ Thanh tra, kiểm tra KBNN phải chủ động, hăng hái phát huy tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong đổi mới.
Khi tuyển chọn cán bộ làm công tác thanh tra đòi hỏi phải tiến hành một cách hết sức nghiêm ngặt nhằm lựa chọn đƣợc những cán bộ giỏi đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc, cán bộ thanh tra phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, có trình độ và thâm niên công tác trong ngành kho bạc, có kiến thức quản lý nhà nƣớc và nắm vững các quy trình nghiệp vụ của ngành, quy trình nghiệp vụ về kiểm soat chi các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn đầu tƣ XDCB, pháp luật của nhà nƣớc, có năng lực quan sát và khả năng nắm bắt vấn đề nhanh.
Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thanh tra về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đào tạo trong thực tiễn công tác theo phƣơng pháp vừa học vừa làm kèm cặp và giúp đỡ lẫn nhau trong đoàn thanh tra, tổng kết đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau sau mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận sự tƣ vấn, trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế về công tác thanh tra.
Bên cạnh những đòi hỏi về chuyên môn trình độ của cán bộ thanh tra phải có chính sách đãi ngộ phù hợp cho những cán bộ làm công tác thanh tra, nhiệm vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra KB ngày càng nặng nề và gắn chặt với trách nhiệm của công việc đƣợc giao, đặc thù của ngành thanh tra là cán bộ thƣờng xuyên phải đi công tác xa nhà với thời gian dài, ít có thời gian dành cho gia đình, lao động phức tạp hơn nhiều so với những hoạt động khác của Kho bạc, nhƣng trong cơ chế chính sách đãi ngộ với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra KB lại chƣa tƣơng xứng, tình trạng đãi ngộ hiện nay đã dẫn tới hiện tƣợng nhiều cán bộ chƣa thực sự yên tâm với nghề, thu nhập thấp, điều kiện công tác khó khăn, phƣơng tiện thực thi nhiệm vụ thiếu chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Hiện nay, Thanh tra KBNN đƣợc quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành với nội dung thanh tra của Thanh tra chuyên ngành Kho bạc nhà nƣớc đƣợc quy định tại Điều 13, chƣơng III Quy chế hoạt động Thanh tra chuyên
ngành Kho bạc Nhà nƣớc theo Quyết định số 2456/Q Đ-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ Trƣởng Bộ Tài chính, cụ thể nhƣ sau:
- Kho bạc Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh, thành phố thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nƣớc bao gồm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ XDCB thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống kbnn, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do KBNN quản lý.
- Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà các đối tƣợng thanh tra gửi đến KBNN theo quy định để KBNN kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và trong phạm vi dự toán đƣợc giao; việc chấp hành quy định về trình tự, thủ tục đối với chi thƣờng xuyên và chi ĐT XDCB thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống KBNN; xem xét, xác định việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích.
Theo đó, hoạt động TTCN của hệ thống KBNN đang trong giai đoạn thí điểm tại KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra tại các đơn vị sử dụng NSNN trong đó có các Ban QLDA của các Bộ, ngành. Hoạt động TTCN phát huy đƣợc chức năng, nhiệm cụ của mình sẽ là có hiệu quả cao trong hoạt động chi NSNN của KBNN, đó là khâu hậu kiểm để kiểm tra các hồ sơ, chứng từ mà CĐT, đơn vị sử dụng NSNN mang đến KBNN có hợp pháp, hợp lệ, đúng quy định không.
4.2.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động Thanh tra, kiểm tra và TTCN của Kho bạc Nhà nước
Hiện nay KBNN đã ban hành quy trình Thanh tra đối với hoạt động TTCN của KBNN, tuy nhiên những bất cập trong cơ chế chính sách về kiểm soát chi đối với các dự án đầu từ nguồn vốn ĐTXDCB nói chung và các dự án của Bộ NN &PTNT nói riêng, các văn bản pháp quy có liên quan ảnh hƣởng rất
lớn tới hoạt động thanh tra, kiểm tra KBNN. Để đảm bảo vai trò của hoạt động thanh tra, kiểm tra và TTCN của KBNN thì tất yếu phải khắc phục các bất cập của cơ chế, kiểm soát chi các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ĐT XDCB và các văn bản có liên quan.