Nhóm giải pháp để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 100 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đối với các dự

4.2.2. Nhóm giải pháp để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin

Trên cơ sở quy trình kiểm soát chi của KBNN, hệ thống KBNN cần phải rà soát, nghiên cứu sửa đổi, xây dựng quy trình kiểm soát chi điện tử, qua đó quy định rõ đối tƣợng thực hiện kiểm soát chi điện tử, hồ sơ kiểm soát chi điện tử, chứng từ kiểm soát chi điện tử, thời gian kiểm soát chi điện tử, trình tự thực hiện và các bƣớc thực hiện trong quy trình kiểm soát chi điện tử,…..Việc xây dựng quy trình kiểm soát chi điện tử phải bảo đảm an toàn,

bảo mật và lƣu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nƣớc tiện dụng cho cán bộ tiếp nhận và các CĐT, Ban quản lý dự án, các Bộ ngành và địa phƣơng khi đến giao dịch, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hồ sơ cũng nhƣ quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Các quy định và thủ tục thực hiện kiểm soát chi điện tử phải đƣợc niêm yết công khai; quy trình thực hiện phải chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng ban với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giúp CĐT, Ban quản lý dự án không phải đi lại nhiều lần, hạn chế tối đa tiêu cực, tiết kiệm đƣợc thời gian, đồng thời cán bộ tiếp nhận hồ sơ giảm đƣợc khâu tuyên truyền, giải thích và công khai các thủ tục hành chính để CĐT, Ban quản lý dự án tiếp cận thủ tục, quy trình kiểm soát chi điện tử kịp thời.

Việc áp dụng kiểm soát chi điện tử đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ĐTXDCB sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng vốn NSNN nói chung của các dự án của Bộ NN & PTNT nói riêng, góp phần đổi mới phƣơng thức quản lý kiểm soát chi ngân sách theo hƣớng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi của KBNN, qua đó sẽ đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ: tham nhũng, lãng phí, thiếu công khai,.. Từ đó cải thiện chế độ báo cáo, kịp thời cập nhật số liệu giải ngân của từng dự án trong từng thời điểm khi có yêu cầu của các cấp quản lý.

4.2.2.1. Xây dựng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN

Đề phù hợp với Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội, các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điển tử của cơ quan nhà nƣớc; đồng thời thực hiện mục tiêu tổng quát của Chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoạn 2010-2020, trong đó đã

đề ra mục tiêu “Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Trên cơ sở các tồn tại đã nêu trên, Luận văn kiến nghị nhƣ sau:

- Xây dựng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN, qua đó cho phép các CĐT, Ban quản lý dự án kết nối từ xa để gửi tài liệu đến KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán; bao gồm các tài liệu để mở tài khoản, tài liệu cơ sở, tài liệu đề nghị tạm ứng, thanh toán. Mặt khác, các CĐT, Ban quản lý dự án, các Bộ ngành và địa phƣơng có thể tra cứu số dƣ tài khoản của dự án, tra cứu quy trình kiểm soát chi của KBNN, tra cứu hồ sơ kiểm soát chi, tra cứu các thông tin khác liên quan đến dự án. Đối với KBNN, thông qua dịch vụ công trực tuyến, KBNN sẽ nhận tài liệu trực tuyến, phản hồi về tài liệu đã nhận và thông báo kết quả kiểm tra tài liệu đã nhận, chấp nhận hoặc không chấp nhận hợp đồng khung, chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết chi, chấp nhận hoặc không chấp nhận số vốn đề tạm ứng, thanh toán, …. Đầu năm 2016, KBNN đã thí điểm dịch vụ công trực tuyến tại KBNN 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP Hồ Chí minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà nẵng, qua phản hồi từ các cán bộ KBNN và CĐT đánh giá tốt dịch vụ này và trong tƣơng lại sẽ triển khai rộng rãi trên 64 đơn vị KBNN cấp tỉnh và tiến đến triển khai tại tất cả các KBNN quận, huyện trên toàn quốc. Dự kiến một số dịch vụ công có thể triển khai để áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đàu tƣ XDCB nói chung và của Bộ NN & PTNT nói riêng, đó là:

- Nhập và phê duyệt tài liệu cơ sở của dự án thông qua truy cập trực tuyến trên cổng hoặc hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

- Nhập và phê duyệt hợp đồng khung thông qua truy cập trực tuyến trên cổng hoặc hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

- Nhập và phê duyệt cam kết chi thông qua truy cập trực tuyến trên Cổng hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

- Nhập và phê duyệt đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán thông qua truy cập trực tuyến trên Cổng hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

4.2.2.2. Hoàn thiện chương trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của Bộ NN & PTNT qua Kho bạc Nhà nước.

Từ thực tế hiện nay các chƣơng trình chƣa đáp ứng đựợc một số yêu cầu quản lý mới nhƣ: mô hình quản lý dữ liệu phân tán ở khắp mọi nơi; chƣa tổng hợp đƣợc báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thanh toán vốn ĐT XDCB của Bộ NN & PTNT trên phạm vi toàn quốc; yêu cầu thanh toán trƣớc, kiểm soát sau; Tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm. Để khắc phục một số tồn tại nêu trên, kiến nghị xây dựng một chƣơng trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng vốn ĐT XDCB của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong đó có các dự án của Bộ NN & PTNT, kế thừa đƣợc các chức năng và yêu cầu quản lý của chƣơng trình hiện tại, tiếp nhận dữ liệu từ các hệ thống quản lý kiểm soát chi đang vận hành tại các đơn vị sang hệ thống mới cũng nhƣ khai thác có hiệu quả kho dữ liệu công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản đặt tại Bộ Tài chính. Ngoài ra, việc xây dựng chƣơng trình mới này phải đạt đƣợc các mục tiêu, yêu cầu sau:

Thứ nhất, Xây dựng chƣơng trình theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung, nối mạng toàn hệ thống KBNN, từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng, đảm bảo nguyên tắc cập nhật đƣợc số liệu tức thời (số dƣ kế hoạch vốn, số dƣ tạm ứng, lũy kế số vốn thanh toán, các thay đổi về thông tin dự án). Quản lý đƣợc các nghiệp vụ cốt lõi và luồng công việc trong lĩnh vực kiểm soát chi đối với các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ĐT XDCB của Bộ NN &PTNT: kế hoạch vốn, cấp mã số quan hệ ngân sách cho các dự án, quản lý danh mục, quản lý hồ sơ dự án, kiểm soát thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách, quyết toán dự án, tất toán tài khoản dự án hoàn thành, sổ sách báo cáo, đƣợc tin học hóa bằng các chức năng tiện dụng, thích hợp và thân thiện với hoạt động tác nghiệp

quản lý kiểm soát chi đầu tƣ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin nhƣng không chồng chéo theo yêu cầu tác nghiệp và điều hành;

Thứ hai, Cung cấp tức thời, đầy đủ hệ thống báo cáo các cấp theo quy định về yêu cầu nghiệp vụ và quản lý điều hành cũng nhƣ hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động tác nghiệp quản lý kiểm soát chi hàng ngày một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác; các báo cáo có tính mở, có thể áp dụng theo yêu cầu quản lý của các cấp Lãnh đạo ở các thời điểm, tình huống khác nhau (nhƣ có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng qua các thời kỳ khác nhau phục vụ công tác dự báo, điều chỉnh, sử dụng nguồn vốn ĐT XDCB); báo cáo có thể đƣợc kết xuất đƣợc ra file Excel và PDF và ngƣợc lại theo yêu cầu quản lý;

Thứ ba, Thông tin hồ sơ dự án, hồ sơ thanh toán đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, đầy đủ, chi tiết có hệ thống, phục vụ hiệu quả cho công tác tra cứu, thống kê ... đặc biệt cho phép hỗ trợ một cách tự động nghiệp vụ thanh toán chi trả các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ĐT XDCB đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng quy định.

Thứ tư, Các mô đun chƣơng trình ứng dụng định hƣớng dịch vụ với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ tiên tiến, mở phù hợp với Quy định Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ, Quy định tiêu chuẩn vế ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính, phù hợp với lộ trình: Kế hoạch, chiến lƣợc tổng thể hiện đại hóa đến 2020 về ứng dụng CNTT của KBNN và ngành Tài chính; đảm bảo về thời gian đồng bộ và tổng hợp dữ liệu ngắn nhất, hệ thống chức năng mềm dẻo, dễ thay đổi phù hợp với tính biến động thƣờng xuyên về mặt cơ chế, chính sách nói chung và sự phức tạp trong quản lý đầu tƣ và biến đổi mạnh mẽ về quy trình nghiệp vụ, tổ chức và cách thức quản lý đầu tƣ nói riêng; đảm bảo khả năng tƣơng tác, tích hợp với các hệ thống khác giữa KBNN và Cơ quan Tài chính, đặc biệt là các hệ

thống nhƣ: với hệ thống Quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) cho phép đồng nhất dữ liệu giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán; với hệ thống cấp mã cho các đơn vị có quan hệ với ngân sáchvà với hệ thống danh mục dùng chung của Bộ Tài chính để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ nghiệp vụ quản lý kiểm soát chi;

Thứ năm, Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin với nhiều tầng bảo mật (hệ thống, ứng dụng, cơ sở dữ liệu) kết hợp khả năng phân quyền ngƣời sử dụng, phân quyền theo phân cấp quản lý; Đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát đƣợc, có khả năng lƣu vết số liệu và dấu vết kiểm soát theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)