soát chi ngân sách nhà nƣớc và bài học rút ra cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
Nguyên tắc kiểm soát chi:
Trong toàn bộ quá trình chấp hành chi ngân sách phải tôn trọng hai nguyên tắc lớn: Sự tách biệt giữa chức năng chuẩn chi và chức năng kế toán và nguyên tắc trách nhiệm cá nhân và vật chất của các kế toán viên công. Các nguyên tắc này tuyệt đối đƣợc tuân thủ và thực hiện xuyên suốt trong quá trình chấp hành chi ngân sách, do vậy toàn bộ các quy trình nghiệp vụ đƣợc thiết lập dựa trên các nguyên tắc này.
Kiểm soát cam kết
Cam kết là giai đoạn quan trọng mà Nhà nƣớc cam kết thanh toán, chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Giai đoạn cam kết gồm 2 bƣớc: Bƣớc cam kết về pháp lý, giao thầu hoặc chỉ định ngƣời cung cấp hàng hoá và dịnh vụ theo luật đầu tƣ công và bƣớc cam kết về kế toán là đảm bảo Nhà n- ƣớc luôn đủ khả năng thanh toán các hoá đơn. Trong đó vấn đề về khả năng thanh toán luôn có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho cam kết pháp lý đƣợc thực hiện. Kiểm soát viên tài chính sẽ kiểm soát quá trình cam kết này.
Kiểm soát thanh toán và hợp đồng mua sắm công:
- Kiểm soát thanh toán: Kiểm soát thanh toán là kiểm soát của kế toán KBNN, kế toán sẽ thực hiện xuất quỹ theo lệnh của chuẩn chi sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra sau:
+ Kiểm tra tƣ cách ngƣời chuẩn chi (có đúng là ngƣời chuẩn chi ra lệnh phải thanh toán); Kiểm tra tính mục đích của khoản chi (xem xét khoản chi có đúng dự toán đƣợc giao hay không); Kinh phí dành cho các khoản chi còn hay không; Kiểm tra tính hợp thức: Các công việc hoặc dịch vụ đã hoàn thành hay chƣa? trên cơ sở Biên bản nghiệm thu, hoá đơn chứng từ. Việc kiểm tra này trừ trƣờng hợp đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc tạm ứng; Kiểm tra tính chính xác của số liệu về mặt số học; Kiểm tra xem khoản chi đã đƣợc chấp thuận của Kiểm soát viên tài chính hay chƣa?; Kiểm tra các hồ sơ chứng từ liên quan đến khoản chi; Kiểm tra số tiền chi ra có đúng đối tƣợng thụ hƣởng cuối cùng không?.
Nguyên tắc kiểm tra là kiểm tra toàn bộ lệnh chi mà chuẩn chi đã đƣa cho kế toán, kiểm tra trƣớc khi thanh toán (tiền kiểm) và kiểm tra theo 8 nội dung chi ở Pháp. Về phạm vi thì có thể kiểm tra toàn bộ các lệnh chi tiền hoặc có thể kiểm tra chọn mẫu. Về thời điểm thì có thể kiểm tra trƣớc hoặc sau thanh toán.
Để kiểm soát theo ngƣỡng chi đạt hiệu quả thì phải phân tích đƣợc mức độ rủi ro của các khoản chi, việc phân tích này dựa vào bản chất khoản chi (ví dụ chi tiền điện, nƣớc, thuê nhà thì ít rủi ro) và chất lƣợng của đơn vị chi tiêu đó…kiểm soát chi theo ngƣỡng thì cần có các cơ chế pháp lý để kiểm soát, trong đó cần thiết phải xây dựng cơ chế kiểm soát và xây dựng quy trình chuẩn để đơn vị sử dụng ngân sách và ngƣời kiểm soát chi cùng thực hiện.
- Việc theo dõi chất lƣợng của đơn vị sử dụng ngân sách có thể đánh giá đƣợc những sai sót của đơn vị thông qua công tác thống kê của Kho bạc về một số tiêu chí: hình thức kiểm tra; thời hạn thanh toán; tiền mặt sai sót; bản chất sai sót; khối lƣợng tiền chi tiêu.
Để quy định đƣợc trách nhiệm giữa kế toán kho bạc và toà kiểm toán trong kiểm soát chi thì hàng năm quy trình kiểm soát chi của Kho bạc phải đƣợc Toà kiểm toán phê duyệt về kế hoạch và mức độ kiểm soát các khoản
chi. Kiểm soát chi theo ngƣỡng chi tại Pháp đã mang lại hiệu quả thiết thực về công tác quản lý chi và kiểm soát chi NSNN. Một thay đổi lớn trong hoạt động kiểm soát chi so với trƣớc đây là: khi kiểm soát thanh toán, KBNN không kiểm soát: (i) Tính hiệu quả của khoản chi và (ii) tính hợp pháp của khoản chi, 2 vần đề này do ngƣời chuẩn chi chịu trách nhiệm.
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Một là, đƣa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để đƣa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau.
Hai là, Bộ Tài chính Hàn Quốc phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp. Thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hoá các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Trƣờng hợp chi đúng hoặc dƣới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đƣợc nhiệm vụ đƣợc xem là tiết kiệm; trƣờng hợp chi vƣợt hoặc chi đúng hoặc dƣới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhƣng không đảm bảo thực hiện đƣợc nhiệm vụ đƣợc xem là lãng phí. Đây chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện chi tiêu ngân sách.
Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chƣơng trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.
Bốn là, xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính (DBAS) cho phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ƣơng tới địa phƣơng theo thời gian. Nhƣ vậy, có
thể quản lý chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, trên cơ sở đó đƣa ra các phân tích và điều hành chính sách hợp lý, tức thời.
Năm là, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, kiểm soát chi và cam kết chi tại Pháp có sự khác biệt giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng do ngân sách không lồng ghép giữa các cấp ngân sách. Đối với ngân sách trung ƣơng phải cam kết, ngân sách địa phƣơng không bắt buộc thực hiện cam kết chi.
Thứ hai, trách nhiệm của KBNN trong kiểm soát chi theo hƣớng giảm dần, đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách. Thực tế, KBNN không kiểm soát tính hợp pháp, tính hiệu quả của khoản chi, mà thực hiện kiểm soát theo nội dung chi, KBNN chuyển từ kiểm soát toàn bộ sang hình thức kiểm tra mẫu, kiểm tra theo ngƣỡng chi tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của khoản chi hoặc mức độ tin cậy của đơn vị thụ hƣởng ngân sách, đây là bài học quan trọng nhất đối với Việt Nam.
Thứ ba, để bảo đảm triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cần ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực trong khu vực nhà nƣớc (NSNN, vốn, tài sản, lao động...), nguồn lực của các doanh nghiệp cũng nhƣ các nguồn tài nguyên làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ tư, hầu hết các nƣớc không ban hành Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhƣng tại các luật chuyên ngành đều quy định các cơ chế, biện
pháp cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí NSNN, vốn, tài sản nhà nƣớc, lao động, thời gian lao động, tài nguyên. Tại Hàn Quốc, Luật Quản lý ngân sách và các khoản trợ cấp quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; đồng thời thủ trƣởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ năm, việc ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thƣờng xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trƣờng, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ đƣợc coi là xƣơng sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.
Thứ sáu, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.