Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 97 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đối với các dự

4.2.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng cán bộ KBNN nói chung và cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi nói riêng đƣợc coi là một yếu tố then chốt trong Chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoan 2010-2020. Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu phát triển KBNN trong tƣơng lai.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, cộng với tính chất phức tạp, đặc thù của cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB của Bộ NN & PTNT, kiến nghị về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu XDCB, trong đó có các dự án của Bộ NN &PTNT qua KBNN, cụ thể nhƣ sau:

4.2.1.1 Xây dựng lộ trình và kế hoạch đào tạo, xác định rõ đối tƣợng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi tham gia đào tạo, bao gồm: đội ngũ cán bộ giữ chức vụ Lãnh đạo, cán bộ đang trong diện quy hoạch, cán bộ tổng hợp, cán bộ kiểm soát chi. Cán bộ thựchiện nhiệm vụ kiểm soát chi phải đƣợc đào tạo các kiến thức mới liên quan đến quản lý, đầu tƣ và xây dựng; các kiến thức để thực hiện đổi mới phƣơng thức kiểm soát chi từ kiểm soát chi thủ công sang kiểm soát chi điện tử; các kiến thức để nâng cao năng lực lãnh đạo, hoạch

định chính sách, dự báo,…; các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học; các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ của KBNN nhƣ: Kế toán, quản lý ngân quỹ; …. Tùy theo từng đối tƣợng cụ thể để bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh việc bố trí cán bộ tham gia đào tạo mang tính hình thức, lấp chỗ trống, gây lãng phí tiền của ngân sách. Trƣớc mắt cần có kế hoạch đào tạo bộ làm hoạt động kiểm soát chi có trình độ trung cấp để đi học đại học, nâng cao trình độ năng lực hoặc các cán bộ KSC tại KBNN huyện ở vùng sâu, vùng xa nâng cao năng lực trình độ và cập nhật văn bản chế độ kịp thời.

4.2.1.2 Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB nói chung và các dự án của Bộ NN & PTNT nói riêng sẽ khắc phục đƣợc khá nhiều các sai sót do chƣa hiểu rõ chế độ, đồng thời bổ sung các kiến thức mới cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý để phục vụ công việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Việc tập huấn, cập nhật kiến thức đƣợc thực hiện trên cơ sở yêu cầu về thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi về phƣơng thức kiểm soát chi, không nhất thiết phải tập huấn theo định kỳ hàng năm, gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách nhƣng không mang lại hiệu quả cao. Hiện nay KBNN đã áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến. Ở tất cả các KBNN tỉnh đều đã có điểm cầu kết nối với KBNN, khi tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ kiểm soát chi sẽ có tất cả các cán bộ của bộ phận kiểm soát chi ở phòng KSC tại KBNN các tỉnh, các cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi ở KBNN các huyện và các lãnh đạo phụ trách Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh và huyện cùng tham gia, hình thức tập huấn này áp dụng từ năm 2016. Trƣớc đây khi tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi tổ chức tại 2 miền, và mỗi KBNN tỉnh chỉ có 1 lãnh đạo phụ trách tham gia và 2-3 cán bộ tại phòng KSC ở KBNN tỉnh tham gia. Do bị hạn chế về số lƣợng và tổ chức tại 2 miền nên

nhiều nội dung vƣớng mắc tại miền này thì miền kia cũng biết và số lƣợng bị hạn chế do vậy tất cả các cán bộ không đƣợc tham gia, chỉ tập trung ở các cán bộ tổng hợp, cán bộ có trình độ do vậy không đồng đều, hay các cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi ở KBNN các quận, huyện không đƣợc tham gia.

4.2.1.3 Có kế hoạch cử các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình thực hiện về quản lý kiểm soát chi NSNN cho cả hệ thống KBNN đƣợc đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nƣớc ngoài nhằm học tập các kiến thức mới về kiểm soát chi nhƣ: kiểm soát chi điện tử, hồ sơ kiểm soát chi điện tử, chứng từ kiểm soát chi điện tử, kiểm soát chi theo ngƣỡng, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, cải tiến quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế nhƣng phải tƣơng thích trong điều kiện triển khai tại Việt Nam.

4.2.1.4 Ngoài các biện pháp trên còn phải xây dựng ý thức, tác phong tự nghiên cứu học tập của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi bởi vì hoạt động kiểm soát chi có đặc thù riêng, việc kiểm soát chi phải căn cứ vào các chế độ quy định hiện hành của nhà nƣớc, ngoài ra còn bị điều chỉnh bởi các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ NN & PTNT, nên việc tự nghiên cứu học tập của mỗi cán bộ là rất cần thiết, có nhƣ thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, việc tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tƣ cách, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soán chi NSNN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi lĩnh vực kiểm soát chi là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến chi tiêu của ngân sách, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ dễ bị lợi dụng quyền hạn để làm sai quy định, dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách.

4.2.1.5 Tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Cần phải quy định chặt chẽ trong việc tuyển dụng cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi nói chung, ngay từ khi xây dựng yêu cầu tuyển dụng, cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi là

những cán bộ phải có khả năng nghiên cứu, nắm bắt cơ chế chính sách của nhà nƣớc để áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Vì vậy, yêu cầu về tuyển dụng đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi phải có trình độ đại học trở lên và ngành học đƣợc tuyển dụng phải phù hợp với chuyên môn đƣợc đào tạo nhƣ: kinh tế đầu tƣ, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, ngoài hình thức thi tuyển dụng cần bổ sung hình thức thi phỏng vấn để lựa chọn những cán bộ năng động, có khả năng ứng xử tốt, xử lý tình huống thông minh.

Về sử dụng cán bộ công chức mới tuyển dụng: cần mạnh dạn giao việc ngay từ khi cán bộ mới đến nhận nhiệm vụ và giao cho cán bộ hƣớng dẫn tập sự phải có trách nhiệm hƣớng dẫn để cán bộ công chức mới vận hành đƣợc công việc. Bố trí cán bộ mới đƣợc làm việc theo nhóm, chịu sự phân công, công việc của nhóm trƣởng, để các cán bộ mới sớm đƣợc phát huy khả năng làm việc.

Về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi: Đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi có trình độ chuyên môn tốt, ý thức trách nhiệm cao cần có chính sách, chế độ đãi ngộ nhƣ: cử đi học tập, khảo sát nâng cao trình độ trong và ngoài nƣớc, khen thƣởng kịp thời, nâng lƣơng trƣớc hạn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết tình cảm đồng nghiệp… để động viên cán bộ yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)