Tăng cường công tác phân tích tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

3.3.8 Tăng cường công tác phân tích tình hình tài chính

Trong những năm qua công tác phân tích tài chính ở Bưu điện tỉnh chưa được thường xuyên và chất lượng chưa cao. Để công tác quản lý tài chính phát huy tốt hiệu quả phải tăng cường công tác phân tích tình hình tài chính của Bưu điện tỉnh để Giám đốc đánh giá và hiểu rõ về tình hình tài chính của đơn vị, có các thông tin chính xác để phục vụ cho việc ra quyết định một cách hiệu quả. Công tác phân tích phải được tổ chức khoa học, phù hợp với đặc điểm hoạt động, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính, phù hợp với mục tiêu của Bưu điện tỉnh. Từ thực tế hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh, công tác phân tích tài chính có thể thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Lập kế hoạch phân tích xác định mục tiêu phân tích, xây dựng chương

trình phân tích

Bước 2: Tiến hành phân tích sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu tính toán, xác định,

dự toán, tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét

Bước 3: Hoàn thành công tác phân tích, lập báo cáo phân tích, hoàn chỉnh hồ sơ

phân tích

Khi tiến hành phân tích cần sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính trong đơn vị. Những phương pháp phân tích phổ biến đó là: Phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ … kể cả các phương pháp phân tích những tình huống giả định.

Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập các thông tin, phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích cơ bản như: Phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích hệ số, phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền…

Khi phân tích tài chính không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu báo cáo tài chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị như các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế, các thông tin về kinh tế ngành, về pháp lý và về các thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị. Để có thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp các thông tin liên quan đến hoạt động của Bưu điện tỉnh. Tính đầy đủ và sự thích hợp thể hiện lượng và chất của thông tin thu thập.

85

Quá trình phân tích tài chính cho thấy mỗi một nội dung phân tích có những kết quả đánh giá chi tiết trong quá trình công tác quản lý tài chính như sau:

Thứ nhất: Phân tích khái quát tình hình tài chính giúp việc xem xét, nhận định

chung về tình hình tài chính của Bưu điện tỉnh có khả quan hay không

Thứ hai: Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động

- Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn: Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn đánh giá được chính sách, khả năng tự chủ về tài chính của Bưu điện tỉnh. Nếu tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu càng nhỏ sự độc lập, tự chủ về tài chính của Bưu điện tỉnh càng thấp.

- Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn và nguồn tài trợ: Phân tích việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hay không. Đồng thời, xem xét cơ sở tìm ra các nguồn vốn đầu tư, chỉ ra các định hướng cơ bản trong việc xác định nguồn vốn. Chính sách tài trợ lấy việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn làm mục tiêu, trên cơ sở ràng buộc chiến lược về cấu trúc vốn để hạn chế phí điều hành cũng như ràng buộc về qui mô phát triển và quan hệ môi trường.

- Phân tích chính sách sử dụng công cụ tài chính

Thứ ba: Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ. Đây là báo cáo cung cấp thông tin cho việc đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán thể hiện sức mạnh tài chính của Bưu điện tỉnh ở khả năng chi trả các khoản đến hạn

Thứ tư: Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn

- Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN.

86

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của Bưu điện tỉnh để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD.

Thứ năm: Dự báo nhu cầu tài chính.

- Để kế hoạch của Bưu điện tỉnh mang tính khả thi, bám sát thị trường, bám sát mục tiêu phát triển, Bưu điện tỉnh cần có thông tin đầy đủ để lập kế hoạch SXKD, xác định nhu cầu thị trường, thị phần chiếm lĩnh của Bưu điện tỉnh, gía cả sản phẩm dịch vụ, các chính sách chăm sóc khách hàng đảm bảo chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Lượng vốn mà Bưu điện tỉnh có khả năng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh thu và vòng quay của vốn lưu động.

- Phương pháp dự báo nhu cầu tài chính: Cần chọn những khoản mục có khả năng thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ. Việc lựa chọn này căn cứ vào doanh thu tiêu thụ cũng như chi phí từng khoản mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)