3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng
3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch
Kế hoạch là một khâu quan trọng của công tác quản lý tài chính. Theo phân cấp quản lý, việc hoạch định chiến lược, chính sách dài hạn do TCT thực hiện. Bưu điện tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn hảng năm.
Chính vì sự khác quá xa như phân tích ở Chương II, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch tài chính nói riêng của Bưu điện tỉnh chưa phát huy tác dụng.
Để công tác quản lý tài chính có hiệu quả, phải chấn chỉnh ngay công tác lập kế hoạch làm cho kế hoạch thực sự là mục tiêu có thể thực hiện của Bưu điện tỉnh, kế hoạch phải thực hiện được chức năng dự báo và định hướng cho mọi hoạt động của Bưu điện tỉnh. Để thực tốt công tác lập kế hoạch thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Xác định căn cứ lập kế hoạch bao gồm các nội dung (1) Các quy định về chính sách, (2) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỳ trước, (3) Phân tích kết quả kỳ trước, (4) Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội kỳ kế hoạch, (5) Dự báo các chỉ tiêu có thể thực hiện kỳ kế hoạch
Bước 3: Xây dựng phương pháp lập kế hoạch bao gồm (1) Kế hoạch từ cấp trên giao xuống, (2) Kế hoạch từ cấp dưới lên, (3) Kết hợp kế hoạch từ cấp trên xuống với kế hoạch từ cấp dưới lên trên cơ sở có sự phân tich, thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới ( Phương pháp thỏa thuận)
Bước 4: Tính toán xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch gồm (1) Kế hoạch doanh thu, (2) Kế hoạch chi phí, (3) Kế hoạch đầu tư , (4)Kế hoạch sửa chữa tài sản, (5)Kế hoạch mua hàng, (6)Kế hoạch bán hàng, (7)Kế hoạch chi quản lý DN, (8)Kế hoạch chi phí sản xuất chung, (9)Kế hoạch nhân công và chi phí tiền lương, (10)Kế hoạch nguồn vốn và dòng tiền, (11)
Bước 5: Tổng hợp kết quả
76
Bước 6: Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống có ưu điểm là đảm bảo tính thống nhất, tính tuân thủ cao, nhưng lại có nhược điểm là cấp dưới khó phản hồi thông tin. Do đó, không thu thập được ý kiến của cấp dưới.
Phương pháp kế hoạch từ dưới lên và phương pháp kế hoạch thỏa thuận được xây dựng trên cơ sở có sự bàn bạc, thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới. Lúc này kế hoạch có sự phản hồi và tham gia ý kiến của các bộ phận liên quan. Vì vậy phương pháp lập kế hoạch này có ưu điểm là tính chính xác cao, dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là tốn thời gian và kinh phí thực hiện.