Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 45)

2.1 Khái quát về Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, các nguồn lực

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện tỉnh bao gồm Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc .

Giám đốc Bưu điện tỉnh là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước TCT và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ cho phép. Giám đốc là người được Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm và có quyền quản lý điều hành cao nhất của đơn vị.

Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc TCT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh .

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc giám sát tài chính của Bưu điện tỉnh theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Bộ máy giúp việc của Bưu điện tỉnh gồm các bộ phận (phòng, tổ) chuyên môn nghiệp vụ và các chuyên viên giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. Bộ phận giúp việc bao gồm:

37 - Phòng Tài chính - Kế toán

- Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Phòng hành chính

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ - Tổ dịch vụ thu hộ chi hộ - Tổ lái xe

Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh bao gồm các đơn vị SXKD thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bưu điện tỉnh về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được Bưu điện tỉnh qui định. Các đơn vị trực thuộc có cấp trưởng phụ trách và có kế toán trưởng, có thể có cấp phó giúp việc quản lý, điều hành, có cán bộ quản lý giúp việc.

Đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh được quyền chủ động tổ chức, quản lý, hoạt động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đã được Bưu điện tỉnh giao; có trách nhiệm mở đầy đủ sổ sách theo dõi nghiệp vụ, sổ sách kế toán, thống kê theo qui định; chịu sự kiểm soát của Bưu điện tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền, hàng tháng, quý và năm báo cáo Bưu điện tỉnh kết quả hoạt động SXKD và hoạt động tài chính của đơn vị. Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh bao gồm:

- Bưu điện khu vực Đà Lạt – lạc Dương - Bưu điện khu vực Đức Trọng – Đơn Dương - Bưu điện khu vực Lâm Hà – Đam Rông - Bưu điện khu vực Bảo Lộc – Đạ Huoai - Bưu điện khu vực Đạ Tẻ - Cát Tiên

( Sơ đồ tổ chức bộ máy Bưu điện tỉnh: Phụ lục số 1)

2.1.3.2 Các nguồn lực

Ngay từ khi được thành lập (ngày 01/01/2008) Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận các nguồn lực không nhỏ về vốn, tài sản, đất đai và con người

- Về tài sản, nguồn vốn liên tục tăng thêm qua các năm

( Phụ lục 02 - Báo cáo tài sản-nguồn vốn các năm 2008 - 2011)

38

- Về đất đai: Bưu điện tỉnh được giao và cấp 158 cơ sở đất với tổng điện tích 113.117 m2. Hầu hết đất do Bưu điện tỉnh quản lý và sử dụng đều có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh và phục vụ nhân dân. Đây là một nguồn lực vô cùng to lớn của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng.

(Phụ lục 03 - Danh sách các cơ sở đất thuộc quyền quản lý của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng)

- Nhà cửa, công trình kiến trúc: Các điểm giao dịch của Bưu Điện đều được xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn.

- Công cụ bảo quản, giao dịch tiền mặt: Hầu hết các bưu cục, các điểm Bưu

điện văn hóa xã (BĐVHX) đều có các trang thiết bị cất giữ tiền như: Két sắt, tủ sắt, có người trực 24/24.

- Phương tiện vận chuyển: mỗi đơn vị cơ sở trực thuộc đều được trang bị xe ô tô, xe bưu chính chuyên dùng để vận chuyển túi, gói trên các tuyến đường thư cấp 2, 3. Toàn Bưu Điện tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 41 xe, 100% các tuyến phát thư nội thành, nội thị đều sử dụng xe máy để vận chuyển phát thư báo.

- Hệ thống công nghệ thông tin: 100% các dịch vụ Bưu chính được ứng dụng tin học hoá đến các bưu cục và một số điểm BĐVHX. Bao gồm: Mạng chuyển tiền, mạng dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, mạng dịch vụ thu hộ-chi hộ, mạng quản lý dịch vụ Bảo hiểm, mạng quản lý bưu phẩm, bưu kiện…

- Đội ngũ CBCNV Bưu Điện có trình độ chuyên môn, có kỹ năng về các dịch vụ tài chính bưu chính, độ tuổi còn trẻ, nhiệt tình, năng động. Tổng số lao động hiện có của Bưu điện tỉnh hiện nay khoảng 850 người, (kể cả lực lượng lao động phát xã, nhân viên điểm BĐVHX và thu nợ cước VT-CNTT) trong đó:

- Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ

(Phụ lục số 04 - Danh sách các điểm giao dịch)

Toàn tỉnh hiện có 149 điểm phục vụ, bao gồm: 01 bưu cục cấp 1, 11 bưu cục cấp 2 , 27 bưu cục cấp 3, 01 ki-ốt bán hàng và 110 điểm Bưu Điện văn hoá xã, bán kính phục vụ bình quân đạt 3,6 km/điểm phục vụ:

39 Bảng 2.1: TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM PHỤC VỤ TT Địa bàn huyện, thành phố Bưu cục cấp 1 Bưu cục cấp 2 Bưu cục cấp 3 Kiốt Điểm BĐVHX Cộng 1 TP Đà Lạt 1 8 1 4 14 2 Huyện Lạc Dương 1 4 5 3 Huyện Đức Trọng 1 4 12 17

4 Huyện Đơn Dương 1 2 8 11

5 Huyện Lâm Hà 1 3 13 17

6 Huyện Đam Rông 1 1 6 8

7 Huyện Di Linh 1 1 16 18

8 Huyện Bảo Lâm 1 1 12 14

9 Huyện Bảo Lộc 1 6 6 13

10 Huyện ĐạHuoai 1 1 8 10

11 Huyện ĐạTẻh 1 11 10

12 Huyện Cát Tiên 1 10 12

Cộng 1 11 27 1 110 149

- Các tuyến vận chuyển, tuyến phát:

+ 01 tuyến đường thư cấp 1 (Lâm Đồng – TP Hồ Chí Minh) do Trung tâm khai thác vận chuyển TP Hồ Chí Minh thuộc Bưu điện TP Hồ Chí Minh đảm nhận, kết hợp đường thư cấp 2 (Đà Lạt – Đức Trọng – Di Linh – Bảo Lộc – ĐaHuoai).

+ 06 tuyến đường thư cấp 2: Đà Lạt – Lạc Dương, Finôm – Đơn Dương, Đức Trọng–Lâm Hà, Lâm Hà–Đam Rông,Bảo Lộc–Bảo Lâm, Đạ Huoai – ĐạTẻh–Cát Tiên.

+ 69 tuyến đường thư cấp 3: từ Trung tâm thành phố, huyện đến các xã, thị trấn. + 136 tuyến phát nội thành, nội thị và phát xã.

- Về thương hiệu: Với gần 70 năm hình thành, phát triển của ngành Bưu Điện, cho đến nay ngành Bưu chính nói chung và Bưu điện tỉnh nói riêng được kế thừa truyền thống của ngành, thương hiệu Bưu Điện, dịch vụ Bưu điện đã ăn sâu vào suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người dân. Đây là lợi thế, là nguồn lực không nhỏ trong hoạt động SXKD hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)