Nhân tố tác động đến công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 75 - 78)

3.1.1 Định hướng phát triển Bưu chính Việt Nam của Nhà Nước

3.1.1.1 Định hướng hoạt động

Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi BCVN hạch toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó BCVN tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phí khác. Trong đó, chi phí tiền lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng trong 3 năm (2008, 2009, 2010) được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương trong DNNN;

- Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2008 chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng của BCVN;

- Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do Nhà nước đặt hàng. Trong đó:

+ Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm;

70

+ Mức sản lượng dịch vụ phát hành các loại báo chí công ích bao gồm : báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phù hợp với tình hình thực tế.

+ Mức lợi nhuận về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định mức trợ cấp cho BCVN phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích. Trong quá trình thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo BCVN có các biện pháp cần thiết về tổ chức, quản lý SXKD nhằm giảm nhanh trợ cấp và sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp của Nhà nước cho việc duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng.

3.1.1.2 Nguồn kinh phí trợ cấp cho BCVN để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích:

- Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010: Nhà nước trích một phần lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để trợ cấp cho BCVN. Trường hợp mức trợ cấp cho BCVN trong giai đoạn này vượt quá 20% số lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn (không bao gồm lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại VNPost), Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí;

- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013: Nhà nước trợ cấp cho BCVN từ ngân sách nhà nước.

3.1.1.3 Định hướng về giải pháp, cơ chế quản lý khác của Nhà nước nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

- Đầu tư đủ vốn cho BCVN để hình thành mạng bưu chính công cộng có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả.

- Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần giá cước dịch vụ bưu chính công ích để từng bước bù đắp được chi phí cung ứng các dịch vụ này, phù hợp với cơ chế thị trường, mức sống của người dân và tình hình giá cước các dịch vụ cùng loại của các nước trong khu vực.

71

- Quy định dịch vụ dành riêng, giá cước dịch vụ dành riêng cho BCVN để hỗ trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, sử dụng đất đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

- Quy định chế độ hạch toán, báo cáo; giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

3.1.2 Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động

Năm 2011 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn do ảnh hưởng, tác động của tình hình kinh tế, xã hội trong nước và khủng hoảng kinh tế, chính trị trên thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang; thị trường kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà cung cấp trên địa bàn. Mức tiêu dùng chung của xã hội, trong đó có các dịch vụ Bưu chính, VT- CNTT.

Theo lộ trình tăng lương tối thiểu do chính phủ phê duyệt từ năm 2008 đến nay mức lương tối thiểu của các DN trong nước tăng bình quân hàng năm là 18,8%. Cụ thể tại khu vực Lâm Đồng mức lương tối thiểu 540.000 đồng năm 2008, tăng lên 650.000 đồng năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 20,37%; năm 2010 tăng lên 730.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,3% so với năm 2009; năm 2011 tăng lên 830.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,69% so với năm 2010; đến 01/05/2012 lên 1.050.000 tương ứng với tỷ lệ tăng 25,5% so với năm 2011.

Bên cạnh đó tỷ lệ các khoản chi phí theo lương như BHXH, BHYT, BHTN cũng cũng tăng lên. Cụ thể so với năm 2008, đến năm 2012 BHXH tăng từ 15% lên 17%, BHYT tăng từ 2% lên 3%, BHTN tăng từ 0% lên 1%.

Ngành Bưu chính có tỷ lệ chi phí tiền lương khá cao so với các khoản chi phí khác. Tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng chi phí tiền lương xấp sỉ 50% doanh thu sau khi trừ

72

giá vốn thương mại. Chính vì vậy các chính sách về tiền lương và các khoản bảo hiểm trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh.

Các khoản chi phí vật tư, chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh. Trong khi đó, việc tăng giá các sản phẩm dịch vụ của nghành Bưu chính phải thực hiện thống nhất trong toàn Quốc và theo lộ trình thường là rất chậm không theo kịp tốc độ tăng giá của các yếu tố đầu vào của SXKD.

Trước tình hình đó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ đảm bảo tăng hiệu quả SXKD để Bưu điện tỉnh tồn tại và phát triển, đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập, ổn dịnh đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)