Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
Với mục tiêu trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020, trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tƣ, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, để xây dựng ngành CNHT, từ năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng) đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp theo ngày 4/7/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách khuyến khích phát triển một số ngành CNHT. Ngay sau đó là Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về việc ban hành Danh mục CNHT ƣu tiên phát triển, trong đó, ngành da - giày có các mục ƣu tiên phát triển: Da thuộc, vải giả da, hóa chất thuộc da, da muối, chỉ may giày. Đây là hai trong rất nhiều lợi thế lớn để CNHT trong nƣớc có thể phát triển trong tƣơng lai.
Trong năm 2014, Chính phủ và Bộ Công thƣơng đã ban hành bai văn bản về phát triển ngành CNHT đó là: Quyết định số 879/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; và Quyết định số 9028/2014/QĐ-BCT về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bên cạnh đó, các tỉnh và thành phố cũng có các chính sách phát triển CNHT riêng, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 143/QĐ-UBND Tp. Hà nội về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014- 2015; Ngày 04/02/2015, UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 504/QĐ về Phê duyệt Đề cƣơng Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020, định hƣớng đến năm 2025.
Triển khai thực hiện Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 96/2011/TT- BTC hƣớng dẫn chính sách tài chính khuyến khích phát triển CNHT. Theo đó, Thông tƣ hƣớng dẫn chính sách tài chính khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao theo quy định tại Quyết định trên.
Ngoài ra, các chính sách về thuế cũng đã có sự hỗ trợ rất tích cực cho ngành CNHT phát triển. Cụ thể:
(1) Về thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá, thiết bị, máy móc; phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc; phƣơng tiện vận chuyển đƣa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phƣơng tiện thủy; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng; vật tƣ xây dựng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc,...;
(2) Về thuế thu nhập doanh nghiệp, trƣờng hợp dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao thuộc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm phần mềm, hoặc doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... đƣợc ƣu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Chƣơng III Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
(3) Các dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm CNHT thuộc lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ, hoặc đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cũng đƣợc hƣởng chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách về vay vốn tín dụng đầu tƣ của nhà nƣớc, bảo lãnh tín dụng để đầu tƣ hạ tầng và sản xuất sản phẩm CNHT; miễn và giảm thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các khu CNHT cũng đã đƣợc triển khai mạnh mẽ.