Xác định rõ các ưu tiên về ngành CNHT, sản phẩm CNHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 92 - 93)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1. Xác định rõ các ưu tiên về ngành CNHT, sản phẩm CNHT

Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã rất thành công khi tập trung ƣu tiên phát triển một số ngành CNHT. Việt Nam cũng cần có các ƣu tiên rõ rệt để có thể tập trung nguồn lực, cũng nhƣ định hƣớng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ. Các biện pháp khuyến khích mua linh kiện tại nội địa là hết sức hữu hiệu. Theo kinh nghiệm của Đài Loan và Hàn Quốc, trong bối cảnh hiện nay có thể khuyến khích nhƣ: giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trong nƣớc cao, hỗ trợ ƣu đãi các doanh nghiệp FDI sản xuất những phần linh kiện mà Việt Nam chƣa tự thực hiện đƣợc, ƣu đãi các tập đoàn đa quốc gia về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Việt Nam...

Quy hoạch CNHT hiện nay của Việt Nam nêu ra 5 ngành ƣu tiên, tuy nhiên, theo nhƣ phân tích kể trên, các ngành này chƣa đƣợc coi là ƣu tiên. Sau khi đã xác định lại định nghĩa CNHT và giới hạn các ngành cung ứng của Việt Nam trong 3 lĩnh vực: kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, có thể thấy CNHT đã thu hẹp hơn nhiều, tuy nhiên cũng đã mở rộng ra thêm. Theo kinh nghiệm các quốc gia Đông Á, cần tìm ra lĩnh vực ƣu tiên trong 3 nhóm ngành này, nhằm đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm ở hạ nguồn: xe máy, điện tử, ô tô, đóng tàu, máy xây dựng, máy nông nghiệp, máy công nghiệp… Xác định ƣu tiên có thể dựa trên nhu cầu và định hƣớng phát triển các ngành hạ nguồn và cũng có thể dựa trên năng lực trong các ngành chế tạo của Việt Nam.

Việt Nam đƣợc Nhật Bản đánh giá khá cao trong công nghiệp cơ khí, Chính phủ hoàn toàn có thể lựa chọn việc cung ứng các linh kiện kim loại làm ƣu tiên trong giai đoạn phát triển 10 năm tới. Trong đó, đối với mỗi ngành công nghiệp hạ nguồn đã đƣợc xác định là mũi nhọn của quốc gia (nhƣ điện tử, ô tô, xe máy) cần lên danh mục các linh phụ kiện kim loại mà Việt Nam có thể phát triển và cung ứng rộng khắp. Kết quả nghiên cứu khảo sát các doanh nghiệp cũng cho thấy, trong ngành này, không chỉ có các sản phẩm cơ khí chế tạo mới đƣợc hƣởng ƣu đãi, mà cả các quy trình xử lý, nhƣ: mạ, xử lý bề mặt; xử lý nhiệt; đúc, rèn; hàn cần đƣợc đƣa vào danh mục ƣu tiên của phát triển CNHT. Đây cũng là điểm cần bổ sung vào bản Dự thảo Nghị định, cũng nhƣ cần chỉnh sửa trong Quy hoạch các ngành CNHT của Việt Nam.

Chỉ khi lựa chọn đƣợc lĩnh vực CNHT cụ thể nhƣ vậy để đầu tƣ nguồn lực cho mọi mặt, kể cả sản xuất nguyên vật liệu ngay trong nội địa cho chế biến linh kiện kim loại, cũng nhƣ xây dựng các chƣơng trình hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và các tập đoàn nƣớc ngoài, CNHT Việt Nam mới có thể từng bƣớc đƣợc hình thành vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước đông á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (chương trình định hướng nghiên cứu) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)